Tên lửa mới, đẹp bị tóm sống: "Gậy ông đập lưng ông" - Mỹ và liên quân ngồi trên đống lửa?

Ngọc Huy |

Sự kiện Syria chuyển giao 2 đạn tên lửa hành trình còn tương đối nguyên vẹn của Mỹ và liên quân sử dụng trong cuộc không kích ngày 14-4 có thể là một cú sốc lớn.

Đây chính là lời khẳng định của Damascus trước các thông tin về việc nước này hoang báo và bất lực trước đòn tấn công của áp đảo của liên quân.

Mặt khác, Mỹ và liên quân sau sự kiện này có thể đang ngồi trên đống lửa, khi những khí tài quân sự hiện đại bật nhất của mình rơi vào tay Nga và Moscow sẽ thu được gì từ những sản phẩm quân sự gần như còn "nguyên đai, nguyên kiện" do Syria cung cấp.

Liệu trong tương lai gần, những loại vũ khí tấn công nổi danh của Mỹ sẽ mất thiêng và Washington có thể lại hao tiền, tốn của vào quá trình phát triển vũ khí mới.

Xóa tan nghi vấn hệ thống phòng không Syria thất bại

Ngay sau vụ không kích hôm 14-4, kết quả của cuộc không kích tại Syria rất khác nhau. Trong khi phía Syria công bố thông tin sơ bộ hạ tới hơn 20 tên lửa của đối phương, Bộ Quốc phòng Nga sau đó nhấn mạnh 71/103 tên lửa bị ngăn chặn, còn Mỹ thì khẳng định toàn bộ tên lửa 105 tên lửa tấn công đã trúng mục tiêu và hệ thống phòng không Syria không hề có phản ứng.

Điều này đã tạo ra sự hoài nghi rằng, ai là người đã công bố thông tin thật và liệu Syria có hoang báo về kết quả tác chiến của hệ thống phòng không nước này?

Tên lửa mới, đẹp bị tóm sống: Gậy ông đập lưng ông - Mỹ và liên quân ngồi trên đống lửa? - Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 của Syria.

Tuy nhiên, những hình ảnh tại hiện trường các vụ không kích cho thấy nếu trúng một lượng lớn tên lửa như tuyên bố của phía Mỹ, mục tiêu sẽ thành bình địa vì mỗi quả tên lửa tấn công như Tomahawk, JASSM ER hay Shadow Stroms đều mang đầu đạn nổ phá mạnh tới 450kg và sức công phá khủng khiếp của nó đều chứng thức tại nhiều chiến trường trước đây.

Mắt khác, trong báo cáo của Mỹ cũng đề cập tới việc sử dụng tới 76 đạn tên lửa cho một mục tiêu. Vậy nếu hệ thống phòng không Syria không phản ứng thì tại sao lại cần nhiều đạn tên lửa như vậy cho những mục tiêu không được bảo vệ?

Những điều trên còn chưa tính tới những mảnh vỡ của tên lửa Mỹ và đồng minh sử dụng bị ngăn chặn được lực lượng chính phủ Syria công khai.

Và sự kiện Syria chuyển giao 2 đạn tên lửa còn tương đối nguyên vẹn cho Nga hôm 19-4 đã như "chiếc đinh cuối cùng" chấm dứt những nghi vấn về hiệu quả tác chiến của lực lượng phòng không Syria trong đợt không kích 14-4.

Tại sao Syria lại có được 2 tên lửa của liên quân chưa được công bố, nhưng rõ ràng đã nhiều tên lửa không đi trúng mục tiêu hoặc gặp trục trặc, thậm chí là bị hệ thống đối kháng điện tử ở Syria vô hiệu hóa và rơi.

Như vậy liệu có thể kết luận hệ thống phòng không Syria vô dụng?

Tên lửa mới, đẹp bị tóm sống: Gậy ông đập lưng ông - Mỹ và liên quân ngồi trên đống lửa? - Ảnh 2.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer phóng tên lửa hành trình JASSM ER tấn công Syria. Ảnh minh họa.

Mỹ và đồng minh lo ngay ngáy

Với những thông tin vừa được công bố, Mỹ và đồng minh rõ ràng có nhiều vấn đề phải lo lắng. Những dòng tên lửa Tomahawk Block IV, JASSM-ER và Shadow Stroms không chỉ là dòng vũ khí tối tân, mà còn là loại vũ khí tương đối phổ biến được liên quân sử dụng các đợt không kích vào các quốc gia đối địch.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng rơi vào tay Nga? Rõ ràng Moscow sẽ mổ xẻ, phân tích từng chi tiết chúng. Những nguyên tắc thiết kế khí động học, lớp phủ tàng hình, hệ thống dẫn đường hỗn hợp chính xác cao, khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết… được quảng cáo trên các dòng vũ khí này sẽ được người Nga học hỏi và tìm biện pháp khắc chế.

Quan điểm này đã được chuyên gia quân sự, thành viên Hội đồng chuyên gia thuộc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga Nga, Victor Murakhovsky khẳng định.

"Những tên lửa này rất có ích đối với Nga. Chuyên gia Nga không cần thiết sao chép vũ khí phương Tây, vì Nga có vũ khí của riêng mình, nhưng chúng ta sẽ được tiếp cận với xu hướng phát triển vũ khí mới nhất của phương Tây", ông Victor Murakhovsky cho biết.

Thông thường, để có được công nghệ quốc phòng hiện đại của đối phương sẽ mất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, với Nga mọi chuyện đã trở nên đơn giản hơn nhiều khi có trong tay sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng sẽ bằng cách nào đó cải thiện những loại vũ khí hiện có của Nga. Điều này đã từng có tiền lệ trong quá khứ dưới thời Liên Xô.

Tên lửa mới, đẹp bị tóm sống: Gậy ông đập lưng ông - Mỹ và liên quân ngồi trên đống lửa? - Ảnh 4.

Tên lửa phòng không S-400 Nga triển khai ở Syria.

Cùng với đó, với những tên lửa có được, Nga sẽ tìm ra điểm yếu và cách khắc chế chúng. Đó là điều hoàn toàn hợp lý. Chuyên gia Victor Murakhovsky nhấn mạnh:

"Việc nghiên cứu những tên lửa của Mỹ và đồng minh giúp sẽ Nga hoàn thiện hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa và tác chiến điện tử. Chúng tôi có thể nắm được một cách chi tiết những định hướng phát triển vũ khí mới nhất của mới đây nhất của phương Tây. Chuyên gia Nga sẵn sàng làm việc với các tên lửa được bàn giao".

Vậy còn đối với Mỹ và đồng minh, sự kiện này sẽ dẫn tới hệ quả ra sao? Đó sẽ là hệ quả hao tiền, tốn của. Mỹ và đồng minh có thể sẽ buộc phải xem xét lại kế hoạch tấn công Syria trong tương lai vì ai có thể biết được, liệu những tên lửa tấn công được sử dụng lại…tìm thấy mục tiêu trong sa mạc hay biển sâu.

Tiếp đó, Mỹ và đồng minh ít nhất sẽ phải nâng cấp sâu các loại tên lửa Tomahawk Block IV, JASSM-ER đang dự trữ, đặc biệt là hệ thống điện tử và dẫn đường. Còn về dài hạn, Mỹ và đồng minh sẽ lại phải mở hầu bao cho các chương trình phát triển vũ khí mới vốn rất tốn kém và mất nhiều thời gian.

Như vậy, cuộc chiến Syria liệu đã đủ với Mỹ và đồng minh?

Phòng không Syria khoe hàng nóng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại