Bị tên lửa chống hạm "giết mổ", tàu Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam chìm xuống đáy đại dương

Hoài Giang |

Con tàu từng tham gia chiến dịch cuối cùng của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam đã được ít nhất 3 tên lửa chống hạm "mai táng" xuống đáy đại dương.

Một tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ (USN) được trang War is Boring (WIB) nhận xét là "thứ từng được hạ thủy trước khi con người đặt chân lên mặt trăng" mới đây đã được các tên lửa chống hạm "tiễn" xuống đáy đại dương trong cuộc tập trận RIMPAC 2020 tại Thái Bình Dương.

Cũng theo WIB, là một phần của một trong những lực lượng đặc nhiệm đổ bộ lớn nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên, USS Durham (LKA-114) đã tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những con tàu đã đưa người tháo chạy sau khi Sài Gòn thất thủ tháng 4/1975.

Con tàu cũng đã tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh trước khi bị loại biên vào năm 1994 và trở thành mục tiêu ngoài khơi bờ biển Hawaii hôm 30/8/2020.

Hiện vẫn chưa rõ chi tiết về các tàu chiến tham gia cuộc tập trận, nhưng theo Hạm đội 3 của USN, HMCS Regina một tàu khu trục lớp Halifax của Hải quân Canada, đã khai hỏa một số tên lửa và "gây ảnh hưởng" đến USS Durham.

Bị tên lửa chống hạm giết mổ, tàu Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam chìm xuống đáy đại dương - Ảnh 1.

USS Durham (LKA-114) là một trong những tàu Hải quân Mỹ tham gia chiến dịch cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam.

Đoạn phim miêu tả cuộc tập trận cho thấy ít nhất 3 tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon liên tiếp đánh trúng USS Durham vào mạn trái.

Theo Sputnik, tên lửa chống hạm Harpoon ra đời vào những năm 1970 và các biến thể nâng cấp của nó vẫn được Hải quân Mỹ sử dụng, đặc biệt là các biến thể tăng tầm bắn để cạnh tranh với tên lửa tầm xa của Trung Quốc.

Tờ The Drive cũng lưu ý một chi tiết trong đoạn phim cho thấy trước khi tên lửa cuối cùng chạm vào con tàu, dường như xảy ra một vụ nổ trên không, khiến một số mảnh đạn tác động xuống USS Durham và vùng nước xung quanh.

Thủy quân lục chiến Mỹ trước đây đã từng thử nghiệm khai hỏa rocket từ Hệ thống pháo binh cơ động cao M142 HIMARS từ sàn của một tàu đổ bộ tấn công, do vậy nhiều khả năng hệ thống này đã được sử dụng trong vụ việc.

Hải quân lưu ý rằng các con tàu được sử dụng làm mục tiêu tập trận đã trải qua quá trình "làm sạch" một cách kỹ lưỡng các vật liệu độc hại và khu vực nơi nó sẽ bị đánh chìm đã được xác minh là không có động vật hoang dã và hay sự hiện diện của con người.

Tàu đổ bộ USS Durham của Hải quân Mỹ bị tấn công bởi tên lửa chống hạm và rocket trong cuộc tập trận RIMPAC 2020 (Nguồn: Sputnik).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại