Bị nuốt chửng vào bụng cóc, đây là "chất độc" giúp bọ cánh cứng thoát chết

Nguyễn Hằng |

Nhờ “chất độc” bí ẩn, loài bọ cánh cứng Bombardier có thể sống sót ngay cả khi bị cóc nuốt chửng vào bụng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, 43% bọ cánh cứng Bombardier có thể sống sót ngay cả khi bị cóc nuốt chửng, nhờ một loại chất hỗn hợp "cực mạnh" được phun ra ở phần cuối bụng.

Theo đó, hỗn hợp cực độc này có tác dụng giúp cho bọ cánh cứng có thể sống sót trong dạ dày con cóc từ 12 đến 107 phút.

Bị nuốt chửng vào bụng cóc, đây là chất độc giúp bọ cánh cứng thoát chết - Ảnh 1.

Con cóc nuốt chửng bọ cánh cứng Bombardier vào bụng. Ảnh: The Royal Society

Cụ thể, các chuyên gia tại Đại học Kobe (Nhật Bản) đã phát hiện ra loài bọ cánh cứng (tên khoa học là Pheropsophus jessoensis) có thể phát ra một loại chất hóa học khác lạ, giúp chúng sống sót trong bụng con cóc sau 44 phút.

Loại hỗn hợp hóa chất này được gọi là hydroquinones, có thể gây thưởng tổn cho da và phổi.

Xem video:

Phun chất độc tấn công, bọ cánh cứng thoát chết ngoạn mục từ trong bụng cóc.

Theo các nhà nghiên cứu, khi gặp nguy hiểm, bọ cánh cứng Bombardier sẽ lập tức phun ra hỗn hợp hóa chất "bí ẩn" với lực rất mạnh, gây ức chế và khiến con cóc buộc phải nôn chúng ra.

Bọ cánh cứng Bombardier sử dụng vũ khí này để tấn công trực tiếp từ bên trong dạ dày của con cóc. Chúng thường khiến kẻ săn mồi trào ngược dạ dày để nôn mửa. Đó cũng là lý do vì sao con cóc mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa khi nuốt chửng bọ cánh cứng.

Bị nuốt chửng vào bụng cóc, đây là chất độc giúp bọ cánh cứng thoát chết - Ảnh 3.

Bọ cánh cứng Bombardier phun chất độc đặc biệt gây ức chế dạ dày của con cóc khiến nó buộc phải nôn ra. Ảnh: The Royal Society

Tiến sĩ Sugiura nhận định, loài bọ cánh cứng này có thể đã phát triển khả năng chịu đựng ở trong hệ tiêu hóa của con cóc.

Bị nuốt chửng vào bụng cóc, đây là chất độc giúp bọ cánh cứng thoát chết - Ảnh 4.

Loài bọ này có khả năng sống sót tuyệt vời dù ở trong dạ dày con cóc hàng chục phút. ảnh: The Royal Society

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khả năng những con bọ cánh cứng lớn trốn thoát khỏi dạ dày của kẻ săn mồi thành công nhiều hơn so với những con nhỏ.

Nguyên nhân là do bọ cánh cứng lớn có thể phun ra nhiều hóa chất phòng vệ, đồng thời các con cóc nhỏ thì có khả năng chống chịu độc tố thấp hơn.

Bị nuốt chửng vào bụng cóc, đây là chất độc giúp bọ cánh cứng thoát chết - Ảnh 5.

Bọ cánh cứng Bombardier được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực. Ảnh: Dailymail

Xem video:

Cận cảnh bọ cánh cứng Bombardier sử dụng "vũ khí hóa học" để phòng vệ

Trong môi trường tự nhiên, có khoảng hơn 600 loài bọ cánh cứng có thể phóng ra hỗn hợp hóa chất nóng. Tuy nhiên, tính đến nay, bọ cánh cứng Bombardier là loài duy nhất có khả năng phun hóa chất để thoát thân thành công.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Biology Letters.

Bài viết tham khảo các nguồn: Theguardian, Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại