Bí mật "thảm họa" biến cá voi trở thành sinh vật to lớn nhất hành tinh

Trang Ly |

Cá voi là sinh vật to lớn nhất Trái Đất. Bí mật nào cách đây 3 triệu năm khiến cơ thể chúng to lớn để chiếm lĩnh "ngôi vương" trong các loài khổng lồ ở giới tự nhiên?

Dài hơn 30 mét, nặng gần 200 tấn là những "chỉ số cơ thể" khổng lồ của cá voi xanh (phân bộ Mysticeti hay Cá voi tấm sừng hàm), loài động vật lớn nhất còn sống và nặng nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Làm thế nào và tại sao cá voi lại to lớn đến vậy luôn là bí ẩn khiến giới khoa học không ngừng giải mã. Theo như lời của Nicholas Pyenson, quản lý bảo tàng động vật biển có vú, thì "Chúng ta chưa có đủ dữ liệu để kết luận vì sao cá voi đạt khối lượng cơ thể khổng lồ đến vậy."

Bí mật thảm họa biến cá voi trở thành sinh vật to lớn nhất hành tinh - Ảnh 1.

Cá voi tấm sừng hàm - Sinh vật to lớn, khổng lồ nhất Trái Đất. Ảnh: Teoti.com

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của nhóm nhà sinh vật học quốc tế cho chúng ta cái nhìn khác về sinh vật to lớn nhất đại dương này.

Theo đó, từ 2 đến 3 triệu năm về trước, loài cá voi đã trải qua một cuộc cách mạng biến đổi về kích thước và trọng lượng cơ thể chúng. Điều này có nghĩa là, cách đây khoảng 30 triệu năm, cơ thể chúng không to lớn và đồ sộ như ngày nay. 

Biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng cơ thể khổng lồ của cá voi

Thu thập 63 hộp sọ khổng lồ của cá voi tấm sừng hàm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C (Mỹ) (một vài hộp sọ có niên đại cách đây 30 triệu năm), nhóm các nhà sinh vật học nhận thấy sự khác biệt trong kích thước của phân bộ cá voi tấm sừng hàm.

Sự chênh lệch kích thước cơ thể của cùng một phân bộ cá voi khiến giới khoa học hồ nghi. Cuối cùng, họ đã tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này.

Bí mật thảm họa biến cá voi trở thành sinh vật to lớn nhất hành tinh - Ảnh 2.

Điều gì đã khiến cá voi phân bộ tấm sừng hàm có kích thước khổng lồ đến vậy?

Biến đổi khí hậu - Thảm họa sáng ngang bom hạt nhân chính là lý do khiến cá voi trải qua cuộc cách mạng, biến chúng trở nên to lớn và đồ sộ như ngày nay.

Lý giải điều này, nhà nghiên cứu Jeremy Goldbogen thuộc Đại học Stanford (Mỹ) nói: "Cuộc tiến hóa kích thước cơ thể của của loài cá voi bắt đầu từ cách đây vài triệu năm trong thời kỳ gian băng (thời kỳ khí hậu biến đổi khiến nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn, làm tan băng ở các vùng cực).

Điều này giúp cho số lượng các loài sinh vật nhỏ (món ăn khoái khẩu của loài cá voi không răng) sinh sôi nảy nở, làm gia tăng nguồn dinh dưỡng cho loài cá voi tấm sừng hàm."

Bí mật thảm họa biến cá voi trở thành sinh vật to lớn nhất hành tinh - Ảnh 3.

Khi đi săn, cá voi tấm sừng hàm há cái miệng như chiếc phễu khổng lồ để tiến hành thu thập và sàng lọc thức ăn. Ảnh: Internet.

Với đặc điểm sinh học nổi bất nhất của loài cá voi tấm sừng hàm là chiếc đầu to lớn, có thể chiếm 40% khối lượng cơ thể và cái miệng như chiếc phễu khổng lồ (giống loài bồ nông), cá voi tấm sừng hàm có thể nuốt khối lượng lớn nước biển và dùng tấm sừng trong miệng để lọc thức ăn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng đi săn cách nơi chúng sống hàng nghìn km để kiếm ăn. 

Nhờ biến đổi khí hậu mang nguồn dinh dưỡng dồi dào và tập tính đi săn "xa bờ", trải qua hàng triệu năm, cơ thể chúng to dần và đạt khối lượng khổng lồ như hiện nay.

Dịch từ: Gizmodo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại