Nhà thờ Đức Bà Paris - "viên ngọc” của nghệ thuật kiến trúc Gothic - đã từng trải qua những giờ phút đen tối. Từ thời trung cổ đến thế kỷ 20, nhiều bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris mà không phải ai cũng biết.
01.
Là nhà thờ thứ năm được xây trên khu vực đảo Ile de la Cite, trung tâm Paris
Khi được khởi công vào năm 1163, Nhà thờ Đức Bà Paris không phải là nhà thờ đầu tiên được xây dựng. Đã có ít nhất 4 công trình tôn giáo từng được xây dựng ở Ile de la Cité gồm: Một nhà thờ Paleochristian của thế kỷ thứ tư dành riêng cho Thánh Saint Stephen, một nhà thờ mang tên Merovingian, một thánh đường Carolingian và một nhà thờ công giáo Roma.
Những viên gạch và một vài phần kiến trúc còn sót lại của các nhà thờ nói trên thậm chí đã được sử dụng lại khi xây Nhà thờ Đức bà Paris cho tiết kiệm chi phí. Tượng Thánh Sainte-Anne, một kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc La Mã có từ những năm 1140-1150 cũng được sử dụng lại khi xây dựng Nhà thờ Đức bà Paris.
Không xuất hiện đầu tiên nhưng Nhà thờ Đức bà Paris là nơi nổi tiếng nhất trong các địa danh tôn giáo ở Paris (Ảnh: us.france.fr)
02.
Napoleon và đại văn hào Victor Hugo đã “chung tay” để cứu nhà thờ
Bạn có biết rằng nhà thờ đã từng đứng trước nguy cơ biến mất vào thế kỷ 19? Công trình vĩ đại này suýt bị tàn phá bởi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.
Sự phẫn nộ của quần chúng với giai cấp quý tộc và giáo hội đã khiến nhà thờ bị tấn công, đổ nát, bỏ hoang đến mức tưởng chừng phải hủy hỏ.
Napoléon – người đã trở thành hoàng đế Pháp vào năm 1804, và sau đó văn hào Victor Hugo, (người viết cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1831) đã cố gắng vận động để giải cứu Nhà thờ Đức bà.
Cuối cùng, năm 1845, một kế hoạch xây dựng và phục hồi quy mô lớn đã được giao cho kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc.
Victo Hugo không chỉ đưa Nhà thờ vào tác phẩm văn học nổi tiếng của mình mà ông cũng từng vận động tái thiết Nhà thờ. Ảnh: aljazeera
03.
Tượng các vị vua ở Nhà thờ từng bị... lấy mất phần đầu
Khi cuộc Cách mạng Pháp nổ ra năm 1789, các bức tượng trong của một khu thánh đường đã bị gỡ bỏ phần đầu. Nguyên nhân bởi những người nông dân nổi dậy nghĩ rằng bức tượng đó mô tả các vị vua phong kiến của Pháp và họ muốn đạp đổ chế độ quân chủ.
Mãi đến năm 1977, 21 trong số 28 “chiếc đầu” của các bức tượng đã được tìm thấy trong khuôn viên của một biệt thự ở Quận 9, thủ đô Paris. Những phần đầu tượng ấy hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Cổ (còn có tên gọi khác là Bảo tàng Cluny).
Nhà thờ Đức bà từng phải tu sửa lại vì những biến cố lịch sử. Ảnh: richardnilsen
04.
Vị kiến trúc sư đứng giữa những vị tông đồ?
Các bức tượng của 12 tông đồ xung quanh ngọn tháp của nhà thờ đều được Kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc phục hồi theo phong cách kiến trúc thế kỷ 12. Nhưng vị kiến trúc sư này đã có một quyết định táo bạo.
Ông đã ... lấy hình ảnh của chính mình để mô phỏng trong bức tượng Thánh Saint Thomas. Theo các sử liệu thì Saint Thomas cũng được coi là vị thánh bảo hộ cho các kiến trúc sư.
05.
Ác quỷ đang quan sát thành Paris
Bức tượng một con quỷ đang nhìn xuống Paris cũng là một trong những hình ảnh được nhiều người biết tới với ý nghĩa cảnh báo mọi người. Ảnh: us.france.fr
Kiến trúc của Nhà thờ có rất nhiều tượng đầu thú, hầu hết đều tượng trưng hoặc mô phỏng cho những câu chuyện trong kinh thánh. Những bức tượng đá tượng trưng cho các các sinh vật đặt trên mái nhà đều được kiến trúc sư Eugene Viollet-Le-Duc sáng tạo.
Nhưng nổi tiếng nhất trong số những sinh vật ấy lại là những bức tượng quỷ dữ, ngụ ngôn về tham lam và dục vọng đang hướng mắt nhìn ra toàn thành Paris.
Những bức tượng lấy cảm hứng từ một bản điêu khắc của Charles Meryon (một nghệ sĩ điêu khắc danh tiếng người Pháp và bị mù màu). Dù là tượng quỷ dữ nhưng nó lại trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của thủ đô nước Pháp.
Nguồn: Us.France.Fr