Biển xanh, cát trắng và nắng vàng luôn hiện hữu nơi này, thế nhưng, không một ai đủ can đảm để đến đây sinh sống, du lịch.
Hòn đảo hoang mà chúng ta đang nhắc tới có tên đảo san hô vòng Bikini. Bikini rộng chỉ vỏn vẹn 6 km², nằm gọn trong quần đảo Marshall ở phía tây Thái Bình Dương rộng lớn.
Đảo san hô vòng Bikini nhìn từ trên cao.
Bí mật nào đã khiến hòn đảo mang cái tên đầy gợi cảm "Bikini" trở thành đảo hoang đáng sợ nhất trên thế giới?
Hãy đến với vùng biển xanh thẳm và quay ngược một chút thời gian về cách đây gần 6 thập kỷ để tìm hiểu vấn đề.
Hòn đảo hoang của "thần chết" gây ám ảnh nhất trên thế giới
Nếu như cái tên Bikini "kích thích" hàng triệu người mong muốn đến "thiên đường cát vàng" để thỏa mắt ngắm nhìn và tận hưởng dòng nước xanh mát thì những "bí mật" và nguy hiểm cận kề tại đây lại ngăn bước họ trong tích tắc.
Nếu không được cảnh báo, rất nhiều người sẽ "bỏ mạng như chơi" khi chưa kịp đặt chân lên hòn đảo này.
Hiểm họa lớn nhất khiến Bikini trở thành đảo hoang trong hàng chục năm nay mang tên: Phóng xạ.
Nói cách khác, sau khi Thế chiến II kết thúc, Bikini và quần đảo Marshall là bãi thử nghiệm bom hạt nhân của Mỹ.
Hình ảnh một vụ thử bom nguyên tử năm 1954 của Mỹ tại Bikini.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, đảo Bikini nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Mỹ. Sự kiểm soát đã mang đến "món hời" cho Mỹ đúng lúc nước này đang ấp ủ dự án vũ khí khổng lồ: Sản xuất bom nguyên tử.
Trước khi biến bãi biển Bikini làm nơi sản xuất và thử nghiệm bom nguyên tử, Mỹ tiến hành sơ tán toàn bộ người dân trên hòn đảo rồi "yên tâm" thực hiện hàng loạt các vụ nổ bom hạt nhân khủng khiếp.
Trong vòng 12 năm (từ năm 1946 đến 1958), Mỹ đã cho nổ thử nghiệm 23 quả bom nguyên tử lớn nhỏ khác nhau.
Một vụ thử nghiệm bom khác của Mỹ tại Bikini.
Bikini cũng chính là nơi cho ra đời những quả bom nguyên tử "không thể quên" trong lịch sử nhân loại, vì những tác động khủng khiếp của chúng còn kéo dài đến tận ngày nay.
Những quả bom nguyên tử nổi tiếng đó mang mật danh: "Little Boy", "Fat Man" và "Castle Bravo".
Nếu như hai quả bom "Little Boy" (Cậu bé) và "Fat Man" (Ông Mập) được Mỹ thả xuống hai thành phố lần lượt của Nhật là Hiroshima (vào ngày 6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945), khiến cho tổng số người chết là 180.000 người chết (chưa tính bị thương) thì quả bom nguyên tử được thử nghiệm "Castle Bravo" cũng khiến cho thủy thủ tàu đánh cá Nhật bị nhiễm xạ nặng.
Hình ảnh quả bom nguyên tử mang mật danh "Castle Bravo" nổ.
Sau quá trình Mỹ thử nghiệm hàng loạt các quả bom nguyên tử tại Bikini thì việc hòn đảo này nhiễm phóng xạ là "cái kết đắng" không thể tránh khỏi.
Chính phóng xạ đã biến ngọc đảo thơ mộng Bikini thành đảo hoang. Trong nhiều thập niên qua kể từ ngày Mỹ thử nghiệm quả bom cuối cùng vào năm 1958, không ai dám đến đây sinh sống, du lịch.
Theo công bố của Viện hàn lâm Khoa học Mỹ, 90% nguồn phóng xạ ở Bikini đến từ Cesium-137 và Barium-173 phân rã.
90% nguồn phóng xạ ở Bikini đến từ Cesium-137 và Barium-173 phân rã. Hình minh họa.
Phóng xạ khiến cho động vật, cây trồng và đất đai của Bikini bị nhiễm rất nặng. Thậm chí, lượng phóng xạ còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Hiện nay, chính quyền của quốc đảo Marshall (tuyên bố độc lập năm 1986) buộc phải ngừng mọi nỗ lực nhằm tái định cư tại đảo Bikini do phóng xạ vẫn là mối nguy hiểm tiềm tàng ở nơi đây.
Theo đó, đến khi nào lượng phóng xạ hấp thụ vào cơ thể người còn cao hơn 100 millirem mỗi năm (đo tại Bikini là 184 millirem mỗi năm) thì khi đó chính quyền đảo không cho phép người dân đến định cư.
Tháng 8/2010, để biểu trưng cho "bình minh kỷ nguyên hạt nhân", tổ chức UNESCO đã công nhận Bikini là Di sản Thế giới.
Hi vọng, trong tương lai, hòn ngọc đảo xinh đẹp này sẽ là nơi thu hút hàng triệu du khách nước ngoài an toàn và là "ngôi nhà" cho những người dân từng phải di cư trở về cố hương sinh sống.
Bài viết tham khảo nhiều nguồn/Ảnh: Internet