Phát hiện hóa thạch của sư tử khổng lồ Đinh ốc 300 triệu năm tuổi hay sinh vật biển hóa thạch Nhặt được vật thể, nghi voi ma mút hóa thạch
Trên tạp chí khoa học sinh học Doklady tháng 5-2018 dẫn lời các nhà khoa học cho biết, 2 con giun tròn khai quật dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở đông bắc Siberia, Nga bất ngờ ngọ nguậy, bò xung quanh và kiếm ăn giống như giun tròn bình thường trong đĩa thí nghiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Con giun thứ nhất được phát hiện nằm ở độ sâu 30m trong một hang kín, đóng băng vào khoảng 32.000 năm trước, nằm gần Công viên Pleistocene vào năm 2002. Con giun thứ hai được tìm thấy gần sông Alazeya vào năm 2015, nằm trong tảng băng vĩnh cửu sâu 3,5m so với mặt đất khi đã lên tới 41.700 tuổi.
Những con giun này đã được các nhà khoa học Nga phối hợp với Đại học Princeton để rã đông chúng trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 20°C với thạch trắng và vi khuẩn E.coli dùng làm thức ăn.
Thật bất ngờ là “Sau khi thoát khỏi tình trạng đông lạnh, đám giun tròn có dấu hiệu hồi sinh. Chúng bắt đầu cử động và ăn thức ăn. Đây là bằng chứng đầu tiên về "bảo vệ lạnh tự nhiên" của động vật đa bào”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Sau khi phân lập những con giun cái từ các mẫu băng vĩnh cửu, các nhà khoa học tìm thấy chúng đại diện cho hai loài tuyến trùng đã biết: Panagrolaimus detritophagus và Plectus parvus. Cụ thể giun tròn ở gần Công viên Pleistocene thuộc nòi Panagrolaimus trong khi giun tròn ở gần sông Alazeya thuộc nòi Plectus.
Đã có nghi ngờ những con giun này không thực sự già đến thế, nhưng có lý lẽ khẳng định tuổi đời nhiều thiên niên kỷ của chúng. Dù giun tròn không chui xuống sâu đến thế, nhưng việc rã đông theo mùa chỉ chạm tới độ sâu 80cm, không hề có dấu hiệu rã đông xuống sâu 1,5 m kể cả trong giai đoạn ấm áp nhất suốt 9.000 năm qua.
Các nhà khoa học Nga có thể tự tin khẳng định những con giun này vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài.
Những nghiên cứu trước đây chỉ ra giun tròn, ngành động vật đa dạng bao gồm hơn 25.000 loài, có thể chịu đựng nhiều điều kiện cực hạn. Họ cố gắng xác định cách vài loài giun bản địa ở Bắc Cực và Nam Cực có thể sống sót qua các chu kỳ đóng băng và tan băng.
Họ nhận thấy những con giun chuyển sang thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách bài tiết nước trong tế bào khi nhiệt độ tiến dần tới mức đóng băng.
Quá trình này mang tên cryoprotective dehydration, giúp các mô khỏi bị phá hủy khi phân tử nước trong tế bào giãn ra do quá trình tinh thể hóa và làm vỡ thành tế bào. Thí nghiệm trong phòng lab cũng chứng minh giun tròn có thể hồi phục sau thời kỳ đóng băng lên tới 39 năm. Nhưng trước đây, chưa có nghiên cứu nào tách mẫu vật cổ đại và hồi sinh chúng.
Tuy nhiên, tuyến trùng không phải là sinh vật đầu tiên thức tỉnh từ thiên niên kỷ trong hệ thống treo băng giá. Trước đây, một nhóm các nhà khoa học khác đã xác định được một loại virus khổng lồ đã được hồi sinh sau khi trải qua 30.000 năm bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu Siberia.
Đó là vào năm 2000, các nhà khoa học lấy bào tử của vi khuẩn nằm trong tinh thể muối có niên đại 250 triệu năm ra hồi sinh và họ đã thành công.
Sự hồi sinh của 2 con giun bị đông cứng trong lớp băng vĩnh cửu cách đây 42.000 năm đã mở ra hy vọng về việc phát triển xa hơn trong công nghệ đóng băng.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ các cơ chế trong tuyến trùng cổ đại cho phép chúng tồn tại trong thời gian đông lạnh kéo dài; xác định cách mà các hoạt động thích ứng này có thể có tác động trong nhiều lĩnh vực khoa học, như “cryomedicine, cryobiology và astrobiology”, các nhà nghiên cứu kết luận.