Bị dồn ép đến chân tường, thằn lằn đành bắn vũ khí tự chế, đuổi cổ sói dữ

Gabe |

Thằn lằn sừng tuy bé nhỏ nhưng tuyệt đối không phải loài dễ bị bắt nạt, dù cho kẻ thù của nó có to lớn gấp hàng chục lần đi nữa.

Đúng như tên gọi của nó, thằn lằn sừng có hình dạng khá đặc biệt khi bao quanh cơ thể là vô số những sừng- gai nhọn. Đó là thứ vũ khí hữu ích để tự vệ trước những kẻ săn mồi háu đói trên sa mạc.

Có khoảng 17 loài thằn lằn sừng khác nhau trên toàn thế giới và chúng đều là những loài thực sự cứng cỏi. Đứng trước kẻ thù khát máu như linh miêu, chó sói, chim hay thậm chí là chuột lớn ăn thịt, thằn lằn luôn phải "thủ" cho mình các tuyệt chiêu phòng vệ khác nhau.

Bị dồn ép đến chân tường, thằn lằn đành bắn vũ khí tự chế, đuổi cổ sói dữ - Ảnh 1.

HÌnh minh họa.

Đầu tiên và cũng thường xuyên nhất là khả năng ngụy trang. Có những loài biến đổi màu sắc để phù hợp với môi trường xung quanh, có những loài lại tìm đến những khu vực có địa hình, màu sắc giống với cơ thể của mình để tránh tối đa nguy cơ đụng mặt với những kẻ ăn thịt.

Nếu không khả thi, thằn lằn sừng sẽ "tẩu vi thượng sách". Chúng sẽ chạy liên tục cho đến khi nào không còn cảm giác nguy hiểm nữa. Còn trong trường hợp không thể chạy được nữa, chúng sẽ đối mặt bằng bất ngờ nhảy cao, dang chân tay hăm dọa địch.

Còn nếu cả ba cách trên đều vô ích thì nó vẫn còn 1 con bài tẩy khác, hiệu quả nhất và cũng kỳ dị nhất. Thằn lằn sẽ bắn máu vào kẻ thù qua hốc mắt.

Xem video:

Bị dồn ép đến chân tường, thằn lằn đành bắn vũ khí tự chế, đuổi cổ sói dữ

Cơ chế của quá trình này được thực hiện khi con thằn lằn sừng chủ động tăng áp lực ở hốc mắt 1 cách đột ngột khiến mạch máu vỡ ra, đồng thời, bắn luống máu đó qua mắt. Đương nhiên máu của chúng không thể giết chết kẻ thù nhưng lại gây bất ngờ, khó chịu cao và cũng tạo điều kiện cho loài động vật thân mập, chân ngắn này chạy thoát.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại