"Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà", câu nói này vẫn luôn đúng trong một số trường hợp.
Trong gia đình cậu bé Thiên, mặc dù mẹ rất nghiêm khắc nhưng bà của Thiên thì ngược lại, luôn chiều cháu vô điều kiện. Ỷ vào điều đó, Thiên luôn có những yêu cầu vô lý và ngang ngược với bà.
Thiên lăn ra đất ăn vạ vì không được bà mua đồ chơi.
Một hôm, đang trên đường đi học về, Thiên nhớ ra là bà hứa mua cho mình một món đồ chơi. Nhưng khi đến đón cậu, bà lại không mang đủ tiền theo nên hẹn mua cho Thiên vào một hôm khác.
Thấy bà không đáp ứng yêu cầu của mình, ngay lập tức Thiên lăn ngay ra đất ăn vạ. Bà ngoại thấy Thiên phản ứng như vậy, không một câu trách mắng, mà chỉ vội kéo cháu lên vì sợ cháu bị cảm lạnh.
Bà ngoại để yên cho cháu trai đánh, đấm.
Khi bà cúi xuống đỡ cháu lên thì Thiên liền giật tóc, đánh đấm bà liên tục. Điều đáng nói là, bà ngoại không hề có phản kháng, chống đỡ hay quát nạt gì để cháu dừng lại hành động vô lý đó mà mặc nhiên để cháu đánh như để cậu bé hả giận.
Đúng lúc đó, mẹ của Thiên đi làm về ngang qua, chứng kiến cảnh con bắt nạt bà ngoại, cô đứng lại, kéo con trai ra và nạt con không được làm thế. Nhưng lại một lần nữa, bà ngoại đã bênh cháu vô lối: "Thằng bé còn nhỏ, chưa biết gì, đừng mắng nó. Con muốn nó trở thành một đứa trẻ hung dữ hay sao? Con không được phép dạy cháu của mẹ".
Cậu bé hỗn láo chỉ thẳng tay vào mặt mẹ và hét lớn.
Được bà ngoại bênh, cậu bé Thiên liền chỉ tay vào mặt mẹ hét lớn và không cho mẹ can thiệp vào chuyện của mình.
Câu chuyện khiến nhiều người buồn lòng bởi cách dạy cháu của bà ngoại đã sai ngay từ đầu. Trước những đòi hỏi và la mắng vô lý của cháu, bà ngoại chỉ biết thỏa hiệp để thỏa mãn mọi mong muốn của cháu.
Bố mẹ đừng phó thác con cho ông bà trông nom hoàn toàn bởi con có thể phải chịu 5 ảnh hưởng tiêu cực sau đây
Thiên đã ở lứa tuổi tiểu học, không còn nhỏ nên hành động ăn vạ của cậu bé cũng là điều đáng phải bàn. Cách dạy dỗ của bà ngoại đã biến cậu bé thành một đứa trẻ mãi ở tuổi lên 2 và không chịu lớn nên sẽ lăn ra ăn vạ bất cứ lúc nào không vừa ý.
Những cách giáo dục gây hại cho con
Chăm con quá nhiều
Khi cha mẹ dồn quá nhiều tình cảm, thời gian, sự chăm sóc cho con, trẻ sẽ có khái niệm mình là trung tâm của vũ trụ và dần trở nên tự cao, tự đại. Đó cũng là khởi đầu của sự kiêu ngạo và không chịu nghe theo lời người lớn.
Đánh bóng sự kiêu ngạo của trẻ
Giống như bé Thiên, cách dạy cháu của bà ngoại đã biến cậu bé thành một kẻ kiêu ngạo, không còn sự kính trọng và nghe lời người lớn nữa. Cách chiều chuộng trẻ vô lối như vậy chính là làm hại và biến dạng tâm lý của trẻ.
Làm thế nào để ông/bà kiểm soát tình yêu với trẻ và có cách giáo dục cháu hợp lý?
Đừng tham gia khi cha mẹ chúng giáo dục con
Khi cha mẹ trẻ đang dạy con, ông/bà tuyệt đối không nên tham gia vào bởi làm thế chỉ khiến trẻ thêm hư, không chịu nghe theo lời bất kỳ ai. Lý do là chúng tự thấy mình thật quan trọng và được sự bảo trợ của người to hơn cả cha mẹ mình.
Đừng thỏa mãn mọi mong muốn của trẻ trong mọi trường hợp
Mong muốn của con người là vô tận. Khi trẻ em có những yêu cầu với người lớn, đặc biệt là với ông/bà, cần phải xem xét yêu cầu đó có thích hợp không, nếu không hãy từ chối trẻ.
Nếu không cho trẻ thấy được những giới hạn mà cứ thỏa mãn mọi mong muốn của trẻ, chúng ta sẽ vô tình tạo ra những con người chỉ biết đòi hỏi và vô cùng ích kỷ.