Bí ẩn ngàn năm về quái vật hồ Loch Ness - Kỳ 2: Bất ngờ thủy quái khổng lồ xuất hiện trên cạn

Tiểu Vũ |

Hàng ngàn năm qua, có hay không sự tồn tại của quái vật hình dáng khổng lồ ở hồ Loch Ness vẫn là cuộc tranh cãi bất tận trong giới khoa học cũng như trong dân gian...

Các vụ chứng kiến trên đất liền

Trong hàng ngàn hàng vạn vụ việc chứng kiến thủy quái hồ Loch Ness, thì những báo cáo về các vụ việc xảy ra trên đất liền quả là khó tin.

Một nhà khoa học rất có hứng thú với thủy quái hồ Loch Ness là ông Henry Ban nói rằng: “Một số ít vụ chứng kiến trên đất liền là những chướng ngại lớn đối với những người theo đuổi tìm hiểu thủy quái một cách cố chấp, nhưng điều đó là khó tránh khỏi.

Về vấn đề thủy quái hồ Loch Ness, thì các vụ chứng kiến trên đất liền cũng giống như các sự kiện “gặp loại vật thể thứ ba” trong lĩnh vực nghiên cứu các vật thể lạ biết bay. Mọi người kiên quyết phản đối những sự việc họ tin rằng không bao giờ có thể xảy ra cho dù nó là đáng tin hay là nửa thực nửa hư.

Bí ẩn ngàn năm về quái vật hồ Loch Ness - Kỳ 2: Bất ngờ thủy quái khổng lồ xuất hiện trên cạn - Ảnh 1.

Ông Ban còn nói thêm rằng, các vụ chứng kiến này ngay từ đầu đã là một phần của bí ẩn về thủy quái, chúng làm cho niềm tin rằng thủy quái là có thật sẽ càng khó đứng vững. Vụ chứng kiến thủy quái trên cạn nổi tiếng nhất xảy ra vào chiều ngày 22/7/1933.

Khi đó, vợ chồng ông Sophia đang đi xe men bờ phía Đông (giữa Dolis và Phoenix) của hồ, thì nhìn thấy phía trước cách độ 200m có một con quái vật. Ông Sophia nói: “Nó đi không giống các loài bò sát bình thường.

Bí ẩn ngàn năm về quái vật hồ Loch Ness - Kỳ 2: Bất ngờ thủy quái khổng lồ xuất hiện trên cạn - Ảnh 2.

Bức ảnh được cho là chụp thủy quái khổng lồ hồ Loch Ness.

Khi di chuyển, nó tạo ra các đường hình cung. Nó dùng cách thức như là rút thân mình lên một cách gấp gáp để di chuyển nhanh qua con đường. Nhưng vì mặt đường nghiêng, nên chúng tôi không thể quan sát nửa người sau của nó và cũng không nhìn thấy chi (chân, vây) của nó”.

Con vật dài độ 9m, màu da xám như da voi, thể tích đồ sộ, cổ rất dài. Ông còn nói: “Phần đầu nó có nhiều chi tiết giống như bờm”. Vợ chồng ông thấy con vật này sau đấy lủi mất vào đám cây thuộc loài quyết mọc ở ven hồ. Họ gọi nó là “con vật đáng ghét vì đã làm họ sợ chết khiếp và lỡ mất chuyến thăm quan”.

Ngày 5/1/1934, một anh sình viên đang theo học về thú y tên là Arthur Goss đang đi xe mô-tô ở phía Bắc thôn Apiece đã bắt gặp một con vật kỳ lạ.

Nó đang lắc lư di qua đường cái, làm đổ gãy nhiều cây cối gần đó, rồi nhảy nhanh xuống nước mất hút. Anh Goss nhớ lại: “Nó có cái đầu như đầu rắn hoặc lươn, phía đỉnh đầu thì bẹt, đôi mắt. hình bầu dục, cổ hơi dài, đuôi hơi to.

Phần sau của thân (gần với đuôi) thì to hơn phần trước rất nhiều. Da màu đen, hoặc sẫm như lá sồi, khá giống màu da cá voi”. Vụ chứng kiến trên cạn cuối cùng (đã biết đến nay) xảy ra ngày 28/2/1960. Con vật cũng na ná như chuẩn mực điển hình về nó.

Sau buổi trưa, ông Bouken Maicriot nhìn qua ống nhòm, trông thấy một con vật mà chi của nó giống như vây loài cá. Nửa thân trên của nó nhoài lên bờ, nửa dưới thon dần và ngập dưới nước. Ông Bouken đã quan sát nó trong 9 phút. Sau đấy nó nhảy xuống nước và bơi đi.

Các sự việc kỳ quặc

Còn có rất nhiều vụ chứng kiến trên cạn được ghi chép lại. Điều đó chó thấy thủy quái hồ Loch Ness có thể có thật. Trong đó có một vụ cực kỳ lạ lùng, làm cho câc chuyên gia về thủy quái hồ Loch Ness có đủ bản lĩnh khoa học phải đau đầu.

Ví dụ, tạp chí “Người Scotlan” đăng bài kể về vụ vợ chồng thượng úy lục quân Ford Smith chứng kiến thủy quái trên cạn vào tháng 4/1932. Một buổi sớm, vợ chồng ông Ford đi ô tô trong rừng phía nam hồ Loch Ness, nhìn thấy phía trước cách độ 150 mét có “một con vật to lớn” đang đi qua đường, hướng về phía hồ nước.

Ông Ford nhớ lại: “Nó đi rất giống voi đi. Hình dáng nó thì giống con vật sinh ra do tạp giao giữa ngựa và lạc đà, Trên lưng có một bướu thịt, cổ khá dài, đầu nhỏ... nhìn từ phía sau, thấy da nó màu trắng hơi xám, mặt da thô nhám. Nó có chân dài và nhỏ, đuôi nhỏ có nhiều lông”.

Bí ẩn ngàn năm về quái vật hồ Loch Ness - Kỳ 2: Bất ngờ thủy quái khổng lồ xuất hiện trên cạn - Ảnh 3.

Quái vật hồ Loch Ness thể hiện rõ nhất qua bức ảnh chụp năm 1934 của một khách du lịch.

Vì vợ chồng ông được công chúng coi là người đã phát hiện ra thủy quái hồ Loch Ness, cho nên lần này ông không rõ mình đã nhìn thấy con vật gì. Lúc đó, vợ chồng ông cho rằng nó là con vật kỳ lạ’ bị xổng ra khỏi vườn bách thú mà thôi. Có vụ việc rất quái dị, nhưng vẫn được đưa tin cho dù không xác đáng lắm.

Năm 1933, trong bức thư ông Pateri Rouse viết cho tạp chí “Người Scotland” có đoạn: “Năm 1771, các cụ tổ của ông đã từng nhìn thấy một con quái vật hồ nước “là con vật do ngựa và lạc đà tạp giao sinh ra”.

Năm 1913, một nhóm trẻ em nhìn thấy ở vịnh nước phía Đông hồ Loch Ness một con vật rất giống lạc đã cổ dài, bước xuống hồ nước. Nó có màu da xám nhạt, có 4 chân.

Tuy nhiên, đây không phải là các tin tức cuối cùng về việc nhìn thấy quái vật kỳ dị ở hồ hoặc gần hồ. Sáng sớm một ngày tháng 4/1923, ông Enfroy Crush đang đi ô tô ở mạn Bắc hồ nước, nhìn thấy “một con vật đồ sộ, trên thân có bướu thịt, mình cao 2m, bụng áp mặt đất, di chuyển lên phía trước”.

Nó dài chừng 4m, đuôi dài xấp xỉ chiều dài của thân. Tứ chi của nó to bằng chân voi, lại có màng như chân vịt.

Đầu nó “rất to, có chiếc mũi tẹt; phần đầu trông cao hơn hẳn phần thân”. Ông Crush cho rằng trông nó giống “một con hà mã đồ sộ”. Trước khi biến mất, nó gào lên một “âm thanh chói tai”. Tháng 12/1933, bà Raider nói rằng mình đã nhìn thấy một con hà mã có lông đầy mình nằm nghỉ bên bờ hồ.

Từ cuối những năm 30 của thế kỷ XX trở đi, không thấy có các vụ chứng kiến trên đất liền nữa. Ngoài thủy quái hồ Loch Ness thông thường ra, các con thủy quái khác vẫn xuất hiện rải rác.

Một phóng viên đã có bài đăng trên tờ báo “Người canh gác mưu trí” ở Scotland rằng, ông ta cùng một người bạn đã bay trên bầu trời hồ Loch Ness, nhìn thấy “bóng thấp thoáng của một con vật tựa như cá voi, dài độ 8m, rộng 1,5m”.

Một năm trước đó, một phụ nữ cũng nhìn thấy một động vật dài từ 2 đến 2,2m đang bơi ngược dòng ở hồ Loch Ness. Bà gọi nó là con “cá voi”. Ngoài ra, một số thông tin hồi thế kỷ XIX cho thấy, có một con vật na ná như “Thằn lằn lửa khổng lổ” thường xuất hiện ở hồ này.

Về những bức ảnh chụp quái vật hồ Loch Ness

Dù vẫn có những lời miêu tả làm cho mọi người phải suy nghĩ rất nhiều, song phần lớn các tin đăng về thủy quái hồ Loch Ness đểu miêu tả nó là con vật có cổ dài, rất giống loài rồng cổ rắn (một giống bò sát sống dưới nước, ăn thực vật, đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm).

Đại đa số cảc vụ chứng kiến được miêu tả, chỉ có sai lệch về kích thước của con vật. Ngày 13/11/1933, ông Grey cư trú ở bờ Đông Nam hồ Loch Ness đã chụp được bức ảnh đầu tiên về quái vật.

Ông đứng cách con thủy quái chừng 200m, đứng cao hơn mặt nước hồ chừng 13m. Bức ảnh chụp không được rõ lắm về một con vật to lớn đang di chuyển mạnh mẽ. Hình như có cái gì đó chĩa ra bên trái thân mình nó, có thể là cái cổ hoặc vây.

Ông Grey cho rằng, đó là cái cổ, vậy thì đầu nó đang ở dưới nước. Dù sao, bức ảnh này cũng được công nhận rộng rãi là ảnh thật; có điều nó quá mờ, đến nỗi chẳng thể xác định được điều gì. Có thể do máy ảnh hồi đó không thể nào zoom xa được và có thể chụp được một bức ảnh hoàn mỹ.

Ông David Norman ở Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh nói rằng: “Tôi e rằng, bức ảnh này chẳng có tác dụng gì để tìm ra lời giải đáp”. Tháng 4 năm sau, ông Robert Wilson đã chụp một bức ảnh về thủy quái hồ Loch Ness.

Đây là bức ảnh nổi tiếng nhất trong các bức ảnh thủy quái hồ Loch Ness đang đứng yên. Nó được gọi là “bức ảnh của thầy thuốc ngoại khoa” (thực ra ông ta là một bác sĩ phụ khoa). Tấm ảnh này bị số đông cho rằng ảnh phục chế.

Có thể nhìn thấy đầu của con vật giống con rồng đầu rắn, và chiếc cổ vừa dài vừa cong. Ta có thể đoán ngay rằng, bức ảnh của ông Wilson đã gây ra sự tranh luận về độ chân thực của nó, và cả sự nghi ngờ về ngày chụp nữa.

Bức ảnh thứ hai mà ít người biết đến, chỉ thấy đầu và một đoạn cổ ngắn của con vật. Một số nhà khoa học đã cho rằng, con vật này biết đâu chỉ là (có thể là) một con chim chàng nghịch hoặc một con rái cá.

Sau 60 năm, sự tranh luận này đã trở thành trò vớ vẩn và ngu ngốc vì 2 nhà nghiên cứu thủy quái hồ Loch Ness đã công bố một tin chấn động: “Bức ảnh “thầy thuốc ngoại khoa” là một ảnh giả!” Đó là lời bộc bạch của ông Wilson (năm ấy đã 90 tuổi) nói với 2 nhà nghiên cúu này vào tháng 11/1993 khi ông Wilson sắp từ giã cõi đời.

Cuối năm 1933, tờ “Bưu điện hàng ngày” đã thuê ông Mamutu Whistler, một người chế tạo phim màu đi tìm thủy quái hồ Loch Ness.

Ông này đã vạch ra một chương trình thực hiện với sự giúp đỡ của con trai là Yan và con nuôi là Spolli. Spolli là đã dùng chất dẻo, gỗ và chiếc tàu ngầm đồ chơi (có các cục chì nặng) mua từ Liverpool về, để chế tạo ra mô hình con thủy quái hồ Loch Ness cao 30cm, dài 45cm.

Ông Mamutu và Yan chọn một vũng vịnh nước lặng ở hồ Loch Ness để chụp ảnh mô hình này. Về sau, khi thấy có người đến gần, họ đã nhanh tay lật nhào mô hình chìm xuống nước. Họ lại chọn ông Wilson đáng kính kia làm “người trung gian” rửa ảnh cho. Khi đó, ông Wilson vẫn sống. Ông thực sự không ngờ rằng cái trò bịp này lại thành công đến thế.

Khi còn sống, ông rất ít nhắc đến chuyện bức ảnh. Tấm ảnh đầu tiên chụp về thủy quái hồ Loch Ness do ông Grey chụp năm 1933. Tuy nó được coi là “ảnh thật”, nhưng nó cũng mờ như nhiều tấm ảnh mơ hồ không rõ khác, ví thế không thể nói lên được điều gì.

Còn rất nhiều bức ảnh chụp về thủy quái hố Loch Ness, ngày 24/8/1934, ông Adam đã chụp một bức ảnh quan trọng, nhìn thấy dấu vết của vây một con vật to lớn (ảnh không thể hiện được dáng dấp con vật) đang ve vẩy ở sát mặt nước hồ Loch Ness.

Các bức ảnh khác thì thể hiện dấu vết của một con vật khác thường đang ở dưới nước. Nó khác với các dấu vết của tàu thuyền, hoặc các phương tiện khác vừa đi qua để lại trên mặt nước.

Các bức ảnh đặc tả về thủy quái hồ Loch Ness xuất hiện trên nhiều loại tạp chí và sách, nhưng các nhà nghiên cứu về thủy quái hồ Loch Ness nghiêm túc cho rằng, tất các những bức ảnh đó đều là giả.

(Còn nữa)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại