Bí ẩn kỳ lạ về hành tinh đen có thể ‘nuốt chửng’ ánh sáng Mặt trời chiếu đến

Ngọc Nga |

Hành tình WASP-12b, nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời 1.400 năm ánh sáng từ Trái Đất. Điều kỳ lạ ở hành tinh này chính là nó có thể hấp thụ mọi ánh sáng chiếu đến.

Hành tinh WASP-12b lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2008 và đã được nghiên cứu bởi nhiều kính viễn vọng, nhưng khả năng “ăn” ánh sáng của nó chưa được chỉ ra rõ ràng.

Các nhà thiên văn đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble để quan sát hành tinh này khi nó đi ngang qua các ngôi sao.

Độ mờ được phát hiện bởi kính thiên văn cho phép các nhà thiên văn học biết lượng ánh sáng phản xạ của WASP-12b. Nhưng Hubble không thể phát hiện ra bất kỳ ánh sáng phản chiếu nào, đồng nghĩa với mặt ban ngày đã hấp thụ toàn bộ ánh sáng nó nhận được.

Theo NASA, hành tinh này thuộc lớp các hành tinh dạng “sao Mộc nóng”. Do đó, hầu hết các phân tử ở hành tinh, nơi có nhiệt độ trên 2.500 độ C, không thể tồn tại. Điều này có nghĩa là những đám mây làm phản ánh sáng vào không gian, có lẽ không thể hình thành và do đó ánh sáng không thể thâm nhập sâu vào hành tinh này.

Bí ẩn kỳ lạ về hành tinh đen có thể ‘nuốt chửng’ ánh sáng Mặt trời chiếu đến - Ảnh 1.

Hành tinh đen nhất hệ Mặt trời có thể hút gần hết ánh sáng chiếu vào

Giáo sư Taylor Bell từ Đại học McGill, nhà nghiên cứu hàng đầu về Hubble, cho biết: "Chúng tôi không ngờ sẽ tìm ra một hành tinh ngoài "tối" như vậy. Hầu hết các sao Mộc nóng phản chiếu khoảng 40% ánh sáng. Các sao Mộc nóng khác đã được tìm thấy có màu đen đặc biệt, nhưng chúng mát hơn nhiều so với WASP-12b”.

Hành tinh WASP-12b bị “khóa chặt”, nghĩa là một bên luôn luôn là ban ngày, một nửa luôn luôn là ban đêm. Điều này xảy ra bởi WASP-12b nằm trong vùng mà tác động của lực hấp dẫn mạnh đến nỗi hành tinh bị đè bẹp thành hình trứng. Chính vì thế, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai bên là rất lớn, bên ban ngày mát hơn bên ban đêm tới 1.000 độ C.

Theo Bell, các nhà khoa học từng phát hiện nhiều sao Mộc nóng khác có màu đen đáng kể, nhưng chúng mát hơn nhiều so với WASP-12b. Đối với những hành tinh này, người ta cho rằng các đám mây và kim loại kiềm là nguyên nhân dẫn đến sự hấp thụ ánh sáng. Tuy nhiên, những thứ này không hoạt động trên WASP-12b vì nó quá nóng.

Một hành tinh tối tương tự có thể kể tới đó là hành tinh "sao Mộc nóng" WASP-104b. Hành tinh tối đến mức hấp thụ gần như tất cả ánh sáng Mặt Trời chiếu đến.

Hành tinh WASP-104b thuộc nhóm sao Mộc nóng này được bao phủ bởi lớp sương mù hấp thụ 97 - 99% ánh sáng chiếu tới bề mặt.

Nhà nghiên cứu vũ trụ Teo Mocnik cho biết: "Trong mọi hành tinh tối mà tôi có thể tìm thấy trong các nghiên cứu, hành tinh này thuộc top năm",

WASP-104b có khối lượng tương đương sao Mộc và quỹ đạo quay gần ngôi sao chủ nên được xếp vào nhóm "sao Mộc nóng". Phần lớn các hành tinh sao Mộc nóng đều tối, chỉ phản chiếu tối đa khoảng 40% ánh sáng chiếu đến bề mặt. Tuy nhiên, WASP-104b là trường hợp đặc biệt.

Hành tinh ở gần ngôi sao chủ tới mức chỉ mất 1,75 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Khoảng cách gần là yếu tố quan trọng tạo nên độ tối ấn tượng của WASP-104b, cho phép bức xạ từ sao chủ xuyên qua những đám mây của hành tinh, giải phóng kali và natri hấp thụ ánh sáng sao.

Nhóm nghiên cứu chú ý đến WASP-104b lần đầu tiên năm 2014 trong dự án Tìm kiếm Hành tinh Góc rộng và kính viễn vọng vũ trụ Kepler sau đó hé lộ khả năng hấp thụ ánh sáng của nó.

Các nhà thiên văn học cũng quan sát WASP-104b một cách gián tiếp khi nó đi qua phía trước và che khuất một phần ánh sáng của ngôi sao chủ nhiều lần. Quá trình lướt qua này hé lộ thông tin quan trọng về WASP-104b, bao gồm lượng ánh sáng mà nó hấp thụ.

(T/h)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại