Bí ẩn hồ sâu nhất thế giới chứa 1.600 tấn vàng nhưng không ai dám vớt, giới khoa học ai nấy đều ám ảnh

Vũ Anh |

Kho báu khổng lồ được cho là vẫn nằm yên hàng trăm năm dưới đáy hồ Baikal.

Bí ẩn hồ sâu nhất thế giới chứa 1.600 tấn vàng nhưng không ai dám vớt, giới khoa học ai nấy đều ám ảnh - Ảnh 1.

Baikal, với vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy, được ví như “Hòn Ngọc của nước Nga”. Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới chứa khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn cầu, tức đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.

Mênh mông và kỳ vĩ, hồ Baikal được xem là viên ngọc xanh của vùng Siberia, một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của nước Nga. Phần lớn nghiên cứu cho rằng hồ này đã được hình thành từ khoảng 25 - 30 triệu năm trước.

Baikal hoang sơ, ẩn chứa nhiều điều ít người biết đến, nên thu hút rất nhiều du khách đam mê khám phá. Ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy hồ, những bí ẩn vẫn luôn khiến giới khoa học ám ảnh, trong đó đặc biệt nhất là câu chuyện 1.600 tấn vàng bị lãng quên.

Vào năm 1917, khi Sa Hoàng Nicholas II lâm nguy, các thế lực phong kiến ​​cũ cố gắng thu gom vàng bạc châu báu để di cư sang phía Tây. Khi đi qua hồ Baikal, họ đụng độ kẻ thù truy đuổi nên đã buộc phải bỏ lại tổng cộng 1.600 tấn vàng để chúng chìm thẳng xuống đáy hồ Baikal.

Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng số vàng trên do chính Sa Hoàng Nicholas II sưu tập và sở hữu. Vì không muốn triều đại của mình sụp đổ, ông chủ đích ra lệnh chuyển 1.600 tấn vàng trong kho đi cất giấu và trong tương lai kỳ vọng có thể giành lại được những thứ thuộc về mình.

Trên đường vận chuyển để giấu chúng ở một nơi khác, đoàn tùy tùng đi qua hồ Baikal nhưng băng bất ngờ tan chảy. Do hồ quá rộng và không thể thoát kịp, toàn bộ 1.600 tấn vàng và đội quân hộ tống đều chìm xuống đáy hồ.

Bí ẩn hồ sâu nhất thế giới chứa 1.600 tấn vàng nhưng không ai dám vớt, giới khoa học ai nấy đều ám ảnh - Ảnh 3.

Kho báu khổng lồ được cho là vẫn nằm yên hàng trăm năm dưới đáy hồ Baikal.

Câu hỏi đặt ra là tại sao không một ai chịu trục vớt số vàng này sau từng ấy năm? Theo các chuyên gia, nguyên nhân được cho là đến từ 3 yếu tố.

Thứ nhất, không ai biết chính xác vị trí số vàng này. Việc tìm kiếm trong vô định chẳng khác mò kim đáy bể và kể cả có vị trí chính xác cũng không ai đảm bảo được rằng số vàng này còn tồn tại.

Vào năm 2015, theo người dân quanh vùng phát hiện, điểm sâu nhất của hồ Baikal có thể lên tới 1.637 mét và tổng dung tích của hồ vượt quá 2,36 tỷ mét khối. Để các đơn vị cá nhân đầu tư trục vớt, các nỗ lực gần như là không thể.

“1.642m là độ sâu nhất của hồ này. Đấy là đo được từ thời Xô viết, sau này các chuyên gia nghiên cứu đo đạc lại là 1.637m. Điểm sâu nhất nằm phía đảo Olkhon và tiến lên trên hướng Bắc”, bà Natalia Khadadorzhieva, hướng dẫn viên du lịch hồ Baikal cho biết.

Thứ hai, công cuộc tìm kiếm dưới đáy Baikal rất nguy hiểm bởi hồ nằm ở điểm giao nhau của các vành đai địa chấn. Theo dữ liệu cho thấy, cứ khoảng 10 năm lại có các trận động đất có cường độ khoảng 6 độ Richter và khoảng 30 năm sẽ có các trận động đất thảm khốc khoảng 9 độ Richter.

Một số đã được ghi lại trong lịch sử, trong đó, vào năm 1960, một trận động đất mạnh tới 9,5 độ Richter xảy ra ở hồ Baikal và gây ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc địa chất và mực nước của hồ.

Bí ẩn hồ sâu nhất thế giới chứa 1.600 tấn vàng nhưng không ai dám vớt, giới khoa học ai nấy đều ám ảnh - Ảnh 5.

Baikal, với vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy, được ví như “Hòn Ngọc của nước Nga”.

Thứ ba, giả dụ có tìm thấy vàng thật trong quá trình trục vớt thật, tài sản khổng lồ này sẽ thuộc về ai?

Vào năm 1996, hồ Baikal đã được chọn là Di sản thiên nhiên thế giới. Từ góc độ này, nó dường như thuộc về tất cả mọi người và của cả nhân loại. Không ai có thể đưa ra một tuyên bố chính xác rằng toàn bộ hồ sẽ thuộc về một tổ chức hay cá nhân nào.

Bên cạnh đó, khi cân nhắc đến vấn đề liệu có thể truy tìm 1.600 tấn vàng từ đáy hồ, vấn đề liên quan đến yếu tố tự nhiên được suy xét. Toàn bộ diện tích hồ Baikal là một chuỗi sinh học tự nhiên. Đối với động vật dưới nước, đây là thế giới hoàn chỉnh và vì vậy, không nên có bất kỳ tác động nào từ con người.

Bất chấp độ sâu đáng kinh ngạc, nước hồ Baikal có hàm lượng oxy cao, có nghĩa là các sinh vật phát triển mạnh ở mọi độ sâu trong hồ. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật và nhiều loài trong số đó không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, chẳng hạn như hải cẩu Baikal (Pusa sibirica).

Theo: aboluowang, Zmescience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại