Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp

Sao Đỏ |

Báo chí Trung Quốc vừa đăng tải hình ảnh khu trục hạm Thâm Quyến số hiệu 167 trở lại thăm thành phố nơi nó được đặt tên nhân kỷ niệm 20 năm ngày diễn ra buổi lễ.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 1.

Khu trục hạm Thâm Quyến (DDG-167) thuộc Type 051B lớp Lữ Hải, con tàu chính thức vào biên chế Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc (PLAN) từ năm 1999 và trở thành kỳ hạm của đơn vị này.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 2.

Mặc dù là một chiến hạm thế hệ mới nhưng vũ khí trang bị cũng như hệ thống điện tử của con tàu không được đánh giá cao, do vậy vào giai đoạn cuối 2014 - đầu 2015, nó chính thức rời khỏi biên chế và trở lại căn cứ Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông để tiến hành nâng cấp.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 3.

Sang năm 2016 công việc đã hoàn thành, con tàu quay lại biên chế chiến đấu với sức mạnh mới được đánh giá là vượt trội so với trước kia, tương đương với nhiều chiến hạm đóng mới của PLAN.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 4.

Thay đổi đầu tiên rất dễ nhận thấy đó là radar trinh sát 2D Type 363S trên đỉnh tháp phía trước đã bị loại bỏ để thay thế vào đó là đài nhìn vòng 3D Type 382 sao chép từ radar MR-710 Fregat của Nga với đặc tính kỹ chiến thuật vượt trội.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 5.

Phía sau tàu là radar kiểm soát hỏa lực Type 364 bố trí trong nắp chụp hình cầu, nó có tác dụng dẫn bắn cho hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 mới được lắp đặt.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 6.

Cận cảnh pháo phòng không bắn nhanh Type 730 bố trí trên nóc hangar trực thăng của khu trục hạm Thâm Quyến, nó đã thay thế những khẩu pháo 37 mm nòng đôi vốn có tính năng rất hạn chế.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 7.

Phần đuôi tàu được hàn kín hơn và chỉ chừa ra những khoảng trống khá nhỏ so với trước, cho thấy có vẻ thiết bị định vị thủy âm kéo dây và ngư lôi hiện đại đã được tích hợp thêm vào.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 8.

Nhưng vũ khí nguy hiểm và đáng chú ý nhất của chiếc Thâm Quyến lại nằm ở đây, đó là 16 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa YJ-12A (tầm bắn 400 km, tốc độ Mach 4), đây là điều bất ngờ vì trước đó có thông tin cho rằng chiếc DDG-167 vẫn giữ lại YJ-83 cận âm.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 9.

Bên cạnh đó, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-7 với 8 đạn sẵn sàng bắn cũng bị gỡ bỏ và thay thế bằng 32 ống phóng thẳng đứng tương thích đạn đánh chặn HHQ-16 tầm trung.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 10.

Sau nâng cấp, lượng giãn nước toàn tải của khu trục hạm Thâm Quyến từ mức 6.100 tấn đã tăng lên tới 6.500 tấn, điều này gây ra một chút hạn chế về độ linh hoạt cũng như tầm hoạt động do phải tải thêm nhiều thiết bị tiêu thụ điện năng lớn.

Bất ngờ với vũ khí đầy nguy hiểm trên khu trục hạm Thâm Quyến của Trung Quốc sau nâng cấp - Ảnh 11.

Mặc dù vậy sức sống mới của con tàu là không thể bàn cãi, chiếc Thâm Quyến cùng với 4 khu trục hạm lớp Sovremenny mà Trung Quốc mua từ Nga đang đi tiên phong trong quá trình nâng cấp giữa vòng đời.

Khu trục hạm Thâm Quyến - Type 051B trước khi được nâng cấp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại