Bất ngờ về 2 tỉnh lọt Top các bảng xếp hạng về chính quyền số

Thái Quỳnh |

Những năm gần đây, các địa phương như Thừa Thiên – Huế, Thái Nguyên, vốn không có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng về dịch vụ công, liên tục có những bước tiến đột phá trong các bảng xếp hạng liên quan đến chính quyền số.

"Quán quân" về quản trị và hành chính công, "Á quân" chuyển đổi số – Thừa Thiên - Huế

Nếu như năm 2017, Thừa Thiên – Huế chỉ đứng thứ 15 về Chỉ số Sẵn sàng cho Phát triển và Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT Index), thì đến năm 2018 đã tăng 10 bậc lên vị trí thứ 5, sau đó liên tục duy trì xếp hạng thứ 2 kể từ năm 2019 đến nay.

Đặc biệt, năm 2020, Thừa Thiên Huế nằm trong top dẫn đầu ở cả ba hạng mục Hạ tầng kỹ thuật (top 1), Hạ tầng nhân lực (top 3) và Ứng dụng CNTT (top 4) của ICT Index. Năm 2021, trong bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh DTI, Thừa Thiên – Huế cũng xếp thứ hai chung cuộc (sau Đà Nẵng) và thứ hai ở hạng mục chính quyền số.

Mới đây, Thừa Thiên – Huế cũng đã giành ngôi vị quán quân về Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh với 48,059 điểm, tăng 9 bậc so với năm 2020, theo báo cáo PAPI 2021.

Theo đó, 8 chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên - Huế đều nằm trong nhóm cao nhất toàn quốc, trong đó về Quản trị điện tử, điểm số hạng mục Phúc đáp của chính quyền qua cổng thông tin điện tử dẫn đầu và điểm số hạng mục Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương đứng thứ hai cả nước.

Đóng góp lớn vào những kết quả này là sự thành công mang tính bước ngoặt của việc triển khai Trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh (IOC) Huế. Sau khi đưa vào vận hành từ tháng 6/2018 đến nay, thông qua IOC, Thừa Thiên – Huế đã cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng một chính quyền phục vụ đúng như mục tiêu các lãnh đạo tỉnh đã đề ra, tạo niềm tin vững chắc cho người dân.

Là một tỉnh có quy mô kinh tế không lớn, lại có đặc thù về lịch sử di sản văn hóa, lãnh đạo Thừa Thiên – Huế phải cân nhắc rất kỹ càng trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng khai Trung tâm Giám sát và điều hành Đô thị thông minh. Tỉnh quyết định chọn Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Viettel, vì mô hình mà Viettel Solutions đưa ra đã giải đáp được nhiều hơn cả, so với các đơn vị tư vấn khác, những "băn khoăn" của Thừa Thiên - Huế.

Ngay thời điểm tiếp cận ban đầu, lãnh đạo tỉnh đã đặt ra những bài toán rất cụ thể cho phía tư vấn Viettel Solutions.

Dựa trên những trăn trở lâu nay của TP Huế cùng với quá trình làm việc của thành phố với rất nhiều đối tác công nghệ trước đó, Viettel Solutions xác định mô hình đi từ nhu cầu thực tiễn của người dân để xây dựng một TP Huế thông minh. Trên quan điểm đó, Viettel Solutions cùng với TP Huế khảo sát rất kỹ lưỡng, "may đo" một mô hình đô thị thông minh phù hợp nhất cho TP Huế.

Dự án IOC của Huế cũng là dự án đô thị thông minh đầu tiên của Việt Nam đạt giải "Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á" tại Giải thưởng Viễn thông châu Á năm 2019.

Năm 2021, mô hình thành phố thông minh mà Viettel Solutions phát triển (cho Huế và nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam) cũng giành chiến thắng ở hạng mục "The Smart Cities Award" tại Giải thưởng truyền thông thế giới (World Communication Awards). Công ty đến từ Việt Nam đã vượt qua nhiều ông lớn của thế giới như China Telecom Global, KT Corporation, Zariot Secured SIMs… để nhận giải thưởng.

"Máy bay cất cánh" - Thái Nguyên

Ngoài Thừa Thiên - Huế, Viettel Solutions cũng đã hỗ trợ nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Thái Nguyên, thực thi dự án đô thị thông minh của tỉnh.

Chiến lược chuyển đổi số được Thái Nguyên thực hiện gần giống với mô hình "máy bay cất cánh" mà Tony Saldanha – cựu Phó Chủ tịch P&G, nhà lãnh đạo công nghệ nổi tiếng về các dự án chuyển đổi số ở tập đoàn này phát triển.

Theo đó, 2 yếu tố cực kỳ quan trọng để các dự án chuyển đổi số thực hiện thành công chính là tốc độ và kỷ luật. Để đảm bảo được tốc độ trong các dự án chuyển đổi số mà vẫn đảm bảo được yếu tố an toàn và hiệu quả, mô hình vận hành kiểu "máy bay cất cánh" cần được áp dụng.

Để một chiếc máy bay cất cánh an toàn thì cần danh sách rất nhiều việc phải kiểm tra, nếu hoàn tất toàn bộ danh sách thì khả năng máy bay cất cánh an toàn là chắc chắn gần như 100%.

Cũng như trong các dự án chuyển đổi số, lãnh đạo tỉnh cần có một danh sách để kiểm tra việc thực thi các dự án trọng điểm để tăng tốc nhanh nhưng vẫn an toàn. Theo đó, Thái Nguyên đã chọn Viettel Solutions là đơn vị tư vấn và thực thi dự án đặc biệt quan trọng này.

Bất ngờ về 2 tỉnh lọt Top các bảng xếp hạng về chính quyền số - Ảnh 1.

Ảnh: thainguyen.gov.vn

Nhờ có quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, cũng như sự hỗ trợ của Viettel Solutions, đến nay, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên - được xem là "đầu não số" của tỉnh - đã hoàn thành 11/12 hạng mục, bao gồm nhiều hạng mục quan trọng như phòng điều hành thông minh hiện đại; nền tảng tích hợp, hiển thị thông tin điều hành (IOC).

Tỉnh này cũng đã (C – ThaiNguyen với 217.000 lượt tải, gần 68.000 tài khoản công dân đã đăng ký và kích hoạt, tiếp nhận và xử lý 568 phản ánh với tỷ lệ hài lòng 72%...); tích hợp dữ liệu lĩnh vực y tế, giáo dục, giám sát thông tin, phản ánh hiện trường, camera trên bản đồ số; nền tảng quản lý camera tập trung tích hợp 409 camera...

Nhờ đó, Thái Nguyên cũng thăng hạng vượt bậc trong các bảng xếp hạng về chuyển đổi số. Nếu như năm 2020, Thái Nguyên vẫn đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng Vietnam ICT Index, thì chỉ một sau năm đó, Thái Nguyên đã xếp thứ 12/64 tỉnh thành trên cả nước về chuyển đổi số; trong đó, chỉ số về chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc.

Mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 7 địa phương xếp loại A (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt), nhóm dẫn đầu cả nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại