Bất đồng cung cấp dầu cho châu Âu, Nga "ngả vào vòng tay" 1 quốc gia châu Á: Đã có sẵn 1 đường ống, lại tiếp tục thiết kế thêm đường ống khủng thứ 2

An An |

Khi đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Sức mạnh Siberia 2 hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2030, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ thay thế Liên minh châu Âu (EU) trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga.

Bất đồng cung cấp dầu cho châu Âu, Nga ngả vào vòng tay 1 quốc gia châu Á: Đã có sẵn 1 đường ống, lại tiếp tục thiết kế thêm đường ống khủng thứ 2 - Ảnh 1.

Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ), đường ống Sức mạnh Siberia 2 sẽ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ mỏ khí đốt Yamal ở phía tây Siberia đến Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất cũng là quốc gia có lượng tăng trưởng tiêu thụ khí đốt tự nhiên nhanh nhất thế giới.

Cuộc xung đột của Nga ở Ukraine hiện bước sang tháng thứ 10 đã dẫn đến cuộc chiến năng lượng chưa từng có giữa Nga và các nước phương Tây, gây thêm áp lực lên thị trường dầu mỏ và khí đốt toàn cầu.

Các nước châu Âu đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong đó quyết định thực thi mức trần giá lên tới 60 USD/thùng đối với dầu Nga và 191 USD/MWh đối với khí đốt Nga.

Vào năm 2021, EU nhập khẩu gần 155 tỷ mét khối khí đốt từ Nga, chiếm khoảng 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu toàn khối.

Việc áp trần giá khí đốt của Nga, đã gây ra tranh cãi ở EU và dẫn đến chia rẽ của các thành viên khối.

Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten cho biết, Hà Lan và Áo là hai quốc gia đã bỏ phiếu trắng về quyết định áp giá trần khí đốt mới của EU do lo ngại liên quan đến an ninh năng lượng và thị trường tài chính châu Âu.

Trung Quốc: Thị trường mục tiêu chính của Nga

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, từng phụ thuộc nhiều vào châu Âu để xuất khẩu khí đốt, đang tìm cách bù đắp thị phần bị mất ở châu Âu bằng cách chuyển khí đốt sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Bất đồng cung cấp dầu cho châu Âu, Nga ngả vào vòng tay 1 quốc gia châu Á: Đã có sẵn 1 đường ống, lại tiếp tục thiết kế thêm đường ống khủng thứ 2 - Ảnh 2.

Một phần của đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia của Gazprom tới Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Vào ngày 14/4 năm nay, khi nói về những thay đổi có thể xảy ra đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ ra rằng, trong bối cảnh phương Tây có kế hoạch ngừng mua năng lượng của Nga, ông đã chỉ thị cho chính phủ chuẩn bị chuyển nguồn cung năng lượng sang phía đông.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hồi tháng 9 cũng cho biết, xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước EU dự kiến ​​sẽ giảm 50 tỷ mét khối vào năm 2022.

Hiện tại, đường ống dẫn khí tự nhiên Sức mạnh Siberia 1 là đường ống xuất khẩu sang châu Á duy nhất đang hoạt động của Nga nhưng nó vẫn chưa hoạt động hết công suất.

Theo kế hoạch, sau khi đường ống Sức mạnh Siberia 1 được nạp đầy, nó sẽ vận chuyển 38 tỷ mét khối khí đốt từ Nga sang Trung Quốc nhưng con số này chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng số 155 tỷ mét khối khí mà Nga xuất sang châu Âu mỗi năm trước xung đột.

Ngoài đường ống Sức mạnh Siberia 1, Nga còn có kế hoạch xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2, dự kiến ​​khởi công vào năm 2024 và hoàn thành vào năm 2030.

Theo ước tính, Sức mạnh Siberia 2 có thể vận chuyển 50 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm và khi hai đường ống Sức mạnh Siberia hoạt động hết công suất, tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga sẽ đạt 88 tỷ mét khối.

Theo thỏa thuận được ký kết giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, các thiết bị và hệ thống của đường ống Sức mạnh Siberia sẽ được bảo dưỡng định kỳ vào mùa xuân và mùa thu hàng năm.

Sức mạnh Siberia 1 là một đường ống dẫn khí đốt được thiết kế để vận chuyển khí đốt từ các mỏ khí đốt ở Viễn Đông của Nga đến Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào ngày 2/12/2019.

Hiện tại, Nga cung cấp gần 10% lượng khí đốt nhập khẩu cho Trung Quốc mỗi năm thông qua các đường ống và tàu vận chuyển nhưng với kế hoạch mới này, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của Trung Quốc.

Bất đồng cung cấp dầu cho châu Âu, Nga ngả vào vòng tay 1 quốc gia châu Á: Đã có sẵn 1 đường ống, lại tiếp tục thiết kế thêm đường ống khủng thứ 2 - Ảnh 3.

Trung Quốc sẽ thay thế châu Âu trở thành nhà nhập khẩu khí đốt chính của Nga. Ảnh: SCMP

Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều hơn

Gần 45% nhu cầu khí đốt hiện tại của Trung Quốc đến từ nhập khẩu.

Tổng nhu cầu của nước này là khoảng 372 tỷ mét khối mỗi năm, trong đó sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước đạt khoảng 208 tỷ mét khối và nhập khẩu khí đốt vào năm 2021 là hơn 160 tỷ mét khối.

Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu 53,2 tỷ mét khối khí thông qua các đường ống dẫn khí và nhập thêm 109,5 tỷ mét khối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Các nhà cung cấp LNG cho Trung Quốc bao gồm: Úc 43,6 tỷ mét khối, Mỹ 12,4 tỷ mét khối, Qatar 12,3 tỷ mét khối và Malaysia 11,7 tỷ mét khối.

Trung Quốc cũng nhập khẩu 31,5 tỷ mét khối khí đốt từ Turkmenistan thông qua các đường ống dẫn khí.

Ngoài ra, nước này còn nhập khẩu 7,6 tỷ mét khối khí đốt từ Nga, 5,9 tỷ mét khối từ Kazakhstan và 4,3 tỷ mét khối từ Uzbekistan và 3.9 tỷ mét khối từ Myanmar.

Tính đến tháng 11/2022, Trung Quốc có tổng cộng 24 nhà máy xử lý LNG với tổng công suất tiếp nhận hàng năm là 109,5 triệu tấn.

Cả nước có 15 bể chứa dự trữ với tổng dung tích là 17 tỷ mét khối.

Trung Quốc cũng có kế hoạch mở rộng các nhà máy sản xuất LNG và dự kiến ​​bổ sung thêm 34 nhà máy mới vào năm 2035, nâng tổng công suất sản xuất lên 224 triệu tấn.

Hầu hết các kho cảng LNG này đều nằm ở các thành phố phía nam và phía đông của Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại