Báo Trung Quốc: Thế cục Trung Đông nằm trong tay ai?

Đỗ Trọng Phương |

Quốc vương Salman của Saudi Arabia gần đây đã cảnh báo rằng nếu Qatar mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, Saudi Arabia không loại trừ khả năng sẽ tiến hành các hành động quân sự chống lại Qatar. Tuy nhiên, các quan chức Nga ngày 2/6 tuyên bố Nga sẽ không thay đổi kế hoạch bán vũ khí cho Qatar.

Vào cuối tháng trước, bất ngờ có thông tin rằng Nga sẽ bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Qatar. Saudi Arabia “quan ngại sâu sắc” rằng việc bán vũ khí này có thể làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.

Cuối năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký một thỏa thuận về việc mua 4 hệ thống tên lửa phòng không S-400, trị giá khoảng 2,5 tỷ USD, khiến Mỹ “đứng ngồi không yên”.

Tháng 4 vừa qua, liên quân Mỹ, Anh, Pháp đã tiến hành một cuộc không kích vào Syria. Nga ngay lập tức tuyên bố sẽ vận chuyển hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho chính phủ Syria, khiến Israel “lạnh sống lưng”. Sau đó, Nga và Israel đã đạt được một thỏa thuận về việc đình chỉ vận chuyển hệ thống phòng không S-300 tới Syria.

Một số nhà phân tích cho rằng, những hợp đồng vũ khí của Nga ở Trung Đông mục đích chính là đem lại lợi nhuận kinh tế, song cũng nhằm phân hóa, thay đổi thế chiến lược ở khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO duy nhất ở Trung Đông, song có mối quan hệ với Mỹ không mấy lí tưởng, Mỹ vẫn muốn ủng hộ lực lượng li khai người Kurd. Ngoài ra, mâu thuẫn không ngừng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và Phương Tây còn đến từ các vấn đề hiến pháp và tuyển cử của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vấn đề người tị nạn Syria.

Mối quan hệ giữa Moscow và Ankara cũng không hoàn toàn êm ấm, song Nga đã nhìn ra cơ hội cải thiện mối quan hệ giữa 2 nước từ mối bất hòa giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Phương Tây và từ vấn đề Syria, tích cực tiếp xúc và hợp tác, thúc đẩy thỏa thuận cung cấp hệ thống S-400, góp phần phân hóa mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Phương Tây.

Israel và Mỹ ngày càng có quan hệ gần gũi, đặc biệt từ sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ. Song càng căng thẳng với Mỹ, Nga càng lôi kéo Israel. Từ đầu năm đến nay, Israel liên tục tấn công các mục tiêu ở Syria, Nga chỉ lặng lẽ xử lí chứ chưa lên tiếng công kích hay lên án mạnh mẽ.

Đầu tháng trước, sau khi thủ tướng Israel Netanyahu đến thăm Moscow, Nga đã đáp ứng yêu cầu của Israel, đồng ý hủy bỏ kế hoạch đưa hệ thống tên lửa phòng không S-300 tới Syria. Ngoài ra, Nga cũng đã yêu cầu “tất cả các binh lính không mang quốc tịch Syria” rời khỏi khu vực tiếp giáp Israel.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Vì vậy, với nhiều đơn hàng S-400 trong tay, Nga đã làm chủ cuộc chơi ở khu vực Trung Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại