Đại diện của Almaty, ông Alexander Klimenko cho biết: "Hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ và sẽ có một biên bản nữa về việc xuất khẩu, đây mới chỉ là sự khởi đầu trong việc chúng tôi sẽ cung cấp các trang thiết bị sang Việt Nam".
Ngoài ra, phía Almaty cũng giới thiệu thành tựu của mình cho phía đối tác Việt Nam. Cụ thể là hệ thống mô phỏng huấn luyện với đầy đủ các tính năng của máy bay trực thăng Mi-17, đặc biệt cả tính năng nhào lộn của Mi-17.
Đặc biệt, phía Almaty cũng giới thiệu tới Việt Nam hệ thống mô phỏng huấn luyện với đầy đủ các tính năng cho xe tăng T-72. Tuy nhiên hiện phía Kazakhstan chưa xác nhận thông tin này.
Nhưng nếu thương vụ này được xác thực thì đây là tin vui tiếp theo với lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam, bởi trước đó nhà sản xuất Nga cũng đã đăng tải thông tin cho biết Việt Nam đã đặt mua số lượng xe tăng T-90MS nhiều hơn đồn đoán.
Nhà sản xuất Uralvagonzavod cho biết, để đáp ứng nhu cầu hiện nay và tiến thẳng lên hiện đại, Việt Nam đã tiến hành gặp mặt và đặt hàng mua loại xe tăng mới T-90MS của Nga nhằm thay thế dần các loại củ đã lỗi thời.
Đại diện của Nga đã khẳng định rằng, Việt Nam sẽ mua với số lượng lớn hơn rất nhiều so với con số ban đầu chỉ 28 chiếc.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Uralvagonzavod, xe tăng T-90MS được trang bị động cơ công suất 1130 mã lực với hộp số tự động 7 số tiền và 1 số lùi, kính ngắm PNM Sosna-U, tháp pháo điều khiển tự động UDP T05BV-1 RWS gắn đại liên cỡ nòng 7,62 mm, hệ thống định vị quán tính cùng GLONASS và đặc biệt là giáp phản ứng nổ mới tăng cường khả năng bảo vệ.
Trước đó có thông tin cho rằng Việt Nam đã quyết đinh mua T-90 hoặc T-90A. Chúng là những phiên bản trước của T-90MS. So sánh đặc điểm cấu tạo và khả năng chiến đấu của chúng thì rõ ràng T-90MS vượt trội hơn.