Báo Mĩ "dìm hàng" xe tăng T-90 Nga: Sự thật như thế nào?

Bảo Lam |

Những cuộc chiến tranh ở Trung Đông cho thấy ưu thế của xe tăng T-90 trước các dòng xe phương Tây, tuy nhiên chiếc xe tăng Nga vẫn bị coi là "tụt hậu rất nhiều".

Hãy cùng nhau tìm hiểu từ đâu mà người ta lại chối bỏ thực tế một cách kiên trì đến như vậy.

Một bài viết được đăng tải trên tạp chí Mỹ The National Interest khẳng định rằng chiếc M1 Abrams của Mỹ vượt trội hơn T-90 về sức mạnh hỏa lực, còn so với chiếc "Type-99" của Trung Quốc thì hơn hẳn về khả năng phòng vệ cũng như tính cơ động.

Câu chuyện về việc T-90 là kẻ ngoài cuộc trong cuộc đua các cỗ xe tăng tốt nhất đương đại thường xuyên được nhắc đi nhắc lại trên các mặt báo phương Tây, cũng như từng được nhắc tới trên cả các mặt báo của Nga trước khi cuộc chiến tại Syria nổ ra. Tuy nhiên thực tiễn cuộc chiến này cho thấy rằng hoàn toàn không phải như vậy.

Tại sao tại phương Tây người ta vẫn tiếp tục "lạc lối" đến thế? Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản: Mọi đánh giá đối với bất cứ loại vũ khí nào trong thời hòa bình gần như không mang nhiều ý nghĩa.

Nếu không có chiến sự, vũ khí trên thao trường chỉ được đánh giá về khả năng thuận tiện trong quá trình vận hành trong thời bình. Sau khi chiến sự nổ ra - đó là tính hiệu quả chiến đấu. Gần như không có những điểm chung giữa các tính năng nói trên. Lấy ví dụ điển hình nhất - các xe tăng.

Vào thập niên 40 - đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, quân đội và lực lượng trinh sát Mỹ đã nhiều lần tiến hành thử nghiệm xe tăng T-34-85 của Liên Xô. Tuy nhiên đến trước cuộc chiến tranh Triều Tiên, cỗ máy này bị coi nhẹ.

Lớp giáp quá mềm, các mối hàn được thực hiện cẩu thả, thiếu các khớp gioăng cao su, xích sắt không cao su gầm rú rất to, hệ thống hỏa lực tầm thường…

Báo Mĩ dìm hàng xe tăng T-90 Nga: Sự thật như thế nào? - Ảnh 1.

Xe taăng T-34 (nguồn: wikipedia.org/ Radomil)

 Đánh giá trên đã thay đổi một cách chóng mặt ngay khi người Mỹ chứng kiến T-34-85 trên chiến trường - trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Triều Tiên. Báo cáo của CIA về các cuộc thử nghiệm chiếc xe tăng chiến lợi phẩm chiếm được của Bắc Triều Tiên đã khiến người ta phải ngạc nhiên.

Chiếc xe tăng này nhẹ hơn "M26 Pershing", nhưng vũ khí của nó chỉ kém cạnh đôi chút - khẩu pháo 85mm so với 90mm. "Lớp thiết giáp, lấy ví dụ, cứng hơn nhiều so với yêu cầu của chúng ta, và lại chắc hơn", trong văn bản tối mật ghi rõ. "Công nghệ đúc cả thép lẫn nhôm tuyệt vời", "chất lượng gia công cao và dung sai tối thiểu".

Hóa ra "những phương pháp được ứng dụng vào quá trình sản xuất hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ, chất lượng gia công cẩu thả chỉ có ở những chi tiết bên ngoài (những nơi mà các bề mặt nhẵn nhụi chỉ mang tính hình thức), còn ở các chi tiết cần thiết thì chất lượng gia công vẫn đạt được độ chính xác".

Người ta cũng phát hiện ra rằng "các vật liệu sử dụng cho chiếc xe tăng hoàn toàn phù hợp - thậm chí có chỗ còn tốt hơn cả những vật liệu được sử dụng trên các xe tăng Mỹ". Nói chung bản báo cáo này dài tới hơn 400 trang.

Các biên tập viên của The National Interest đặt "Abrams" và "Type-99" của Trung Quốc trên hậu duệ của "T-34" - T-90? Thực ra đó chính là vì những người Mỹ chưa bao giờ đối mặt với T-90 trên chiến trường.

Hãy thử lắng nghe kinh nghiệm mà các nước khác có được trong quá trình triển khai chiến đấu những xe tăng T-90 và "Abrams". Khi đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những gì liên quan tới chiếc xe tăng của Trung Quốc.

T-90 có thể làm được gì để chống lại sát thủ diệt tăng trong cuộc chiến hiện đại?

Trong những cuộc chiến đó, một thực tế khách quan đang hiện hữu đó là những thiệt hại gây ra cho các xe tăng không phải từ phía xe tăng của địch, mà là do các vũ khí chống tăng của bộ binh. Một trong những loại vũ khí hiệu quả hơn hết vào thời điểm hiện tại đó là tên lửa điều khiển chống tăng (ATGM).

Và những phiến quân ôn hòa ở Syria (đó là những kẻ moi tim của tù binh còn sống và ăn ngấu nghiến trước ống kính máy quay), và các phiến quân không ôn hòa (IS) đã sử dụng chính những tên lửa ATGM để chống lại các xe tăng của Tổng thống Assad - các tên lửa thuộc dòng TOW-2 do Mỹ sản xuất.

Dù đây không phải là những tên lửa tiên tiến nhất, nhưng ít ra đó là các tên lửa chống tăng khá tốt. Khi Nga đưa tới Syria phiên bản khá lỗi thời T-90A, chúng đã nhanh chóng phải đối mặt với TOW-2A.

Dù đã lỗi thời, T-90A vẫn được trang bị "Shtora" - hệ thống điện tử quang học mà có thế "làm mù" các bộ cảm ứng của ATGM trong khi bay, khiến nó bắn trượt mục tiêu. Và hệ thống này vẫn hoạt động tốt.

Hệ thống quang điện Shtora trên xe tăng T-90A đã đánh lừa được tên lửa TOW ở Aleppo, Syria.

Như chúng ta thấy, tại giây thứ 6-7 của đoạn băng ghi hình kể trên, tên lửa ATGM không bay về hướng chiếc xe tăng - mặc dù loại tên lửa này tiêu diệt rất chính xác các mục tiêu ở không gian mở.

Các lính xe tăng Syria là người Ả Rập, và trình độ đào tạo của họ… không phải là tốt nhất trên thế giới. Bởi vậy họ thường mở nắp tháp pháo khi lái xe tăng, do đó "Shtora" đã không hoạt động (cũng giống như việc không thể ném bom từ trên cao khi máy bay chưa cụp càng – để giữ an toàn cho tổ lái).

Trong trường hợp này, ATGM sẽ va vào lớp giáp của xe tăng. Chính đó là điều đã xảy ra hồi tháng 2/2016, tuy nhiên chiếc T-90 không bị xuyên thủng lớp chống đạn - chỉ có hệ thống"Shtora" nằm ngoài lớp giáp bị hư hỏng vì nó nằm đúng đường bay của quả tên lửa (xem ảnh dưới).

Báo Mĩ dìm hàng xe tăng T-90 Nga: Sự thật như thế nào? - Ảnh 3.

chiếc T-90 không bị xuyên thủng lớp chống đạn

Chiếc xe tăng đã chịu được cú đánh vỗ mặt, nhưng nó không bị bắn thủng hay bốc cháy, tổ lái cũng không hề hấn gì. Khi trúng đạn, các lính xe tăng người Ả Rập vội vàng nhảy ra ngoài để chạy thoát theo phản xạ tự nhiên.

Ngày 12/3/1937, các máy bay tiêm kích của Liên Xô đã tấn công nhằm vào sư đoàn xe cơ giới "Littorio" của Ý và người Ý đã bỏ lại khí tài để thoát thân. Hơn 90% số khí tài này trong tình trạng hoạt động bình thường. Người Ý bỏ chạy bởi vì, về độ lì lợm, họ không thể sánh bằng người Đức và người Nga, chứ không phải bởi vì khí tài của họ bị hư hỏng.

Điều tương tự cũng xảy ra với chiếc xe tăng trong bức ảnh ở trên: Cỗ máy đó đã chịu được thử thách, còn tổ lái cẩu thả điều khiển chiếc xe tăng với nắp tháp pháo mở, đi vào vùng bắn hạ của hỏa lực địch, thì không. Đó không phải là vấn đề liên quan tới hệ thống phòng vệ của chiếc xe tăng.

Những lính xe tăng trình độ thấp là lực lượng, mà nếu chiếc xe tăng tốt nhất thế giới có rơi vào tay họ, thì sớm hay muộn chắc chắn sẽ không còn nguyên vẹn. Syria đã khẳng định quy tắc "bất hủ" này.

Hồi tháng 1/2017, hai đội tên lửa TOW của IS đã bắn thẳng vào một chiếc T-90 từ hai phía - một đội nhằm vào sườn xe, nơi có lớp bảo vệ yếu hơn phần mũi. Không được phép cho địch tiếp cận từ bên sườn là kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ lính xe tăng nào đều phải thuộc lòng.

Nhưng tổ lái của chiếc T-90 này, vì những lý do chưa rõ, hoàn toàn không ngờ địch sẽ tấn công nên đã tắt hệ thống Shtora và tạo cơ hội cho kẻ địch tấn công cỗ máy này từ bên sườn. Chiếc xe tăng T-90 đúng như dự đoán, bốc cháy.

Tuy nhiên nó chỉ nổ tung sau đó 2 tiếng đồng hồ, và toàn bộ thành viên của tổ lái được cứu sống. Hai trong số họ tự chui ra ngoài, và sau giúp người thứ ba bị mắc kẹt bên trong thoát thân. Như chúng ta biết, đây là một kết quả tuyệt vời đối với bất cứ chiếc xe tăng hiện đại nào.

Xe tăng T-90 do Nga sản xuất bị bắn cháy ở Syria.

"Abrams" đối đầu ATGM

Trên các xe tăng của NATO không có hệ thống tương tự "Shtora". Chúng ta sẽ không tìm hiểu tại sao lại như vậy khi lợi ích của "Shtora" là thứ người ta đã biết đến từ lâu. Chúng ta chỉ dừng lại ở việc lớp chống đạn ở mũi "Abrams" không thể chịu được ATGM nếu không có thiết bị tương tự "Shtora".

Hơn nữa, như chúng ta thấy, "Abrams" đã bốc cháy ngùn ngùn sau khi trúng đạn. Có thể, đây là trường hợp hãn hữu? Có thể, tổ lái của chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất tự tưới xăng lên xe, sau đó châm lửa đốt? Nếu đúng vậy thì họ thường xuyên làm điều đó ở tất cả các chiến trường nơi ATGM được sử dụng để chống lại họ.

Xe tăng Abrams không trụ nổi trước phát bắn của tên lửa chống tăng Konkurs do Nga sản xuất.

Cần phải nhớ rằng "Abrams" có hàng loạt những thiết bị đặc chủng để loại bỏ khả năng nó bị bốc cháy và cùng với đó là kho đạn. Và trên T-90 không có những loại đạn này. Lấy ví dụ, các xe tăng Mỹ sử dụng các loại đạn chứa ít chất nổ nhằm giảm thiểu khả năng sát thương đối với bộ binh địch.

Ngoài ra, chúng được bố trí ở bên ngoài lớp chống đạn, trong khoang ở phía sau tháp pháo. Về lý thuyết, điều này giúp bảo vệ an toàn cho kíp lái nếu kho đạn bất ngờ phát nổ và giảm khả năng bị kích nổ nếu chiếc xe tăng bị trúng đạn vào phần mũi. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, lý thuyết không phù hợp với thực tiễn.

Có điều gì bất ổn với "sức mạnh hỏa lực vượt trội" của "Abrams"?

The National Interest gọi chiếc xe tăng Mỹ là cỗ máy được trang bị vũ khí tốt hơn cả, bởi vì đó là điều được chấp nhận ở phương Tây. Tiêu chí chủ yếu của hệ thống vũ khí, theo người phương Tây, đó là khả năng xuyên thủng lớp chống đạn của xe tăng địch bằng đạn xuyên giáp.

Như đã chia sẻ, trong các cuộc chiến thực sự của thế kỷ XXI, xe tăng không thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng khác. Hãy thử tưởng tượng 1 giây, thế giới hiện đại bất ngờ quay về quá khứ khoảng 75 năm. Khi đó "Abrams" với T-90 bắt đầu cuộc chiến mặt đối mặt, như trận đấu tăng Prokhorovka - không có sự tham gia của bộ binh và không quân. Điều gì sẽ xảy ra?

Trên xe tăng Mỹ không có máy tự động nạp đạn như trên các cỗ máy của Nga hoặc Pháp và Hàn Quốc, những quốc gia mà các nhà chế tạo của họ đã sao chép ứng dụng của trường phái chế tạo xe tăng Liên Xô và lắp đặt máy tự động nạp đạn. Như vậy 4 lính xe tăng thay vì 3 người.

Người Mỹ cần một không gian chống đạn lớn hơn – và vì thế "Abrams" nặng hơn hẳn 20 tấn và chi phí cao hơn so với T-90. Thật ra ở Nga không có nhiều cây cầu chịu được trọng tải trên 60 tấn, và làm thế nào chiếc xe tăng Mỹ có thể vượt được sông để chiến đấu trong điều kiện của Nga - là điều mà những người ngồi ở Lầu Năm Góc không hề biết tới.

Báo Mĩ dìm hàng xe tăng T-90 Nga: Sự thật như thế nào? - Ảnh 6.

Xe tăng "Abrams" (nguồn: wikipedia.org)

Lính xe tăng biết lao động chân tay từng là điểm mạnh cách đây ít lâu. Đạn càng dài thì khả năng xuyên giáp càng tốt. Máy nạp đạn tự động, cho tới khi "Armata" xuất hiện, không thể nạp được các đạn xuyên giáp có chiều dài tới gần 1m. Nhưng lính nạp đạn da đen trong "Abrams" thì lại có thể làm được điều đó một cách dễ dàng. Từ đó cho thấy đạn xuyên giáp lợi hại hơn.

Nhưng có một điều oan nghiệt: Như chúng ta theo dõi ở trên, "Abrams" không thể chịu được các tên lửa mang đầu đạn nổ mạnh. Còn các xe tăng Nga cũng như xe tăng "Type 99" của Trung Quốc lại có thể bắn được những tên lửa như thế.

Khác so với các loại đạn xuyên giáp thường bị hạn chế khả năng xuyên thủng lớp bọc thép ở khoảng cách xa, "Invar" dành cho T-90 vẫn giữ nguyên khả xuyên thủng lớp bọc thép ở mọi tầm bắn lên tới 5km.

"Abrams" bắn T-90 từ khoảng cách hơn 2km là điều vô ích - không thể xuyên thủng được lớp giáp phần mũi. Nhưng nếu nó tự lộ diện và cho T-90 cơ hội bắn trả thì quả tên lửa của T-90 sẽ thiêu rụi nó giống như những gì các tên lửa ATGM trong đoạn băng ghi hình ở trên đã làm.

Kết luận: Sức mạnh hỏa lực vượt trội của "Abrams" chỉ tồn tại thực sự trên giấy.

Vài lời kết về các "chú hổ giấy"

Xin nhắc lại: Trước cuộc chiến tại Syria, tất cả "các chuyên gia", cả Nga và phương Tây, đều đồng thanh nói rằng "Abrams" có khả năng phòng vệ tốt hơn T-90, bởi vì cỗ máy với trọng lượng nặng hơn hẳn 20 tấn không thể được bảo vệ kém hơn cỗ máy với trọng lượng nhẹ.

Rằng kho đạn trên cỗ xe tăng Mỹ được bố trí hợp lý tới mức khi bị xuyên thủng lớp giáp nó cũng không bốc cháy. Điều tương tự về cỗ xe tăng "Leopard" của Đức cũng được người ta đề cập tới.

Chiến tranh đã cho thấy mọi thứ xảy ra hoàn toàn ngược lại với độ chính xác đáng kinh ngạc: Xe tăng của phương Tây nhiều lần bốc cháy ngùn ngụt, còn T-90 thì không.

Xe tăng Nga chỉ bị tên lửa ATGM xuyên thủng trên chiến trường khi kíp chiến đấu có trình độ quá kém điều khiển (không bật hệ thống "Shtora"), nếu không tên lửa chống tăng chỉ sượt qua sườn. Kể cả khi bốc cháy, nó cũng không ngùn ngụt như xe tăng Mỹ.

Bởi vậy, những đánh giá của The National Interest, nói một cách thật lòng, không đáng để quan tâm. Chiếc "Type 99" của Trung Quốc chưa bao giờ được sử dụng. Nó chưa tham chiến ở bất cứ nơi nào. Mọi đánh giá về khả năng chiến đấu của nó cũng chỉ nằm ở trên giấy. Nhưng chiến tranh sẽ viết lại những đánh giá đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại