Bằng chứng chính là "thoả thuận tên lửa khôn kéo", cũng như những cuộc đàm phán "đầy ngờ vực" giữa Washington và Moscow về khả năng phía Mỹ mua súng ngắn do Nga sản xuất.
Tờ Handelsblatt của Đức đưa tin, mặc cho lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga, cả hai nước vấn tiếp tục ký với nhau những hợp đồng thương mại.
Trong khi Nhà Trắng đang gây áp lực mạnh mẽ lên Châu Âu trong vấn đề các biện pháp trừng phạt đối với Nga, thì bản thân Mỹ, "vẫn ký kết các hợp đồng với nhau, không né tránh các mối quan hệ làm ăn", tác giả bài viết, ông Andre Ballin cho biết.
"Thoả thuận tên lửa đầy khôn khéo chứng minh điều này: Tập đoàn vũ trụ và quốc phòng Orbital ATK của Mỹ đã mua 4 động cơ tên lửa của tập đoàn quốc gia "Energomash" (Nga)", phóng viên Handelsblatt giải thích.
Không có những động cơ này Mỹ không thể tiếp vận cho Trạm vũ trụ quốc tế. Bản thân trạm vũ trụ quốc tế - về bản chất, không phải là chương trình quân sự".
Tất cả những thứ đó, không thoát khỏi "sự chỉ trích hết lần này tới lần khác của Quốc hội Mỹ về sự phụ thuộc của Lầu Năm góc vào các công nghệ tên lửa của Nga".
"Trong trường hợp này, thương mại, nhiều khả năng, chiếm ưu thế trước chính trị. Theo lời các chuyên gia, công tác nghiên cứu chế tạo động cơ sẽ ngốn của Mỹ tối thiểu 3 tỷ đôla", ông Ballin nhận định.
Thêm một điều đáng ngờ, theo ý kiến của tác giả bài viết, là các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về việc phía Mỹ mua súng ngắn do Nga sản xuất để phục vụ cho các lực lượng an ninh Mỹ.
"Đó là súng ngắn Osa của Nga, thuộc loại vũ khí không gây sát thương. Từ năm 2016 chúng được các cảnh sát bang Arizona (Mỹ) sử dụng", phóng viên tờ báo của Đức nêu rõ.
Trong bối cảnh các hợp đồng vũ khí với Nga bị Mỹ coi là không thể chấp nhận "về những lý do mang tính nguyên tắc", ông Ballin tiếp tục chia sẻ.
"Điều cũng gây thú vị đó là nhà sản xuất súng ngắn Osa - Tập đoàn Techmash chỉ thấy có tên trong danh sách trừng phạt của EU, mặc dù danh sách đen của người Mỹ dài hơn nhiều. Sự ngoại trừ này làm mất đi tính nguyên tắc của các biện pháp trừng phạt trong những trường hợp còn lại.
Có thể, đó là một trong những lý do tại sao Châu Âu phản đối kịch liệt những áp đặt từ phía Nhà Trắng liên quan tới các dự án năng lượng song phương của Liên minh Châu Âu với Nga", tác giả bài viết nhấn mạnh.