Báo Ba Lan tiết lộ kế hoạch biến Nord Stream 2 thành ‘phế tích’

Thanh Bình (lược dịch) |

Những người phản đối Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) vẫn có khả năng ngăn chặn dự án, bất chấp đường ống dẫn khí đã được hoàn thành.

Tập đoàn Gazprom thông báo đã hoàn tất việc xây dựng đường ống từ Nga tới Đức, theo đó cho phép Moscow tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu qua Biển Baltic. (Ảnh: RIA)

Tập đoàn Gazprom thông báo đã hoàn tất việc xây dựng đường ống từ Nga tới Đức, theo đó cho phép Moscow tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu qua Biển Baltic. (Ảnh: RIA)

Những người phản đối Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) vẫn có khả năng ngăn chặn dự án, bất chấp đường ống dẫn khí đã được hoàn thành.

Bình luận trên được nhà báo Wojciech Jakubik của trang Biznes Alert (Ba Lan) đưa ra mới đây.

Theo đó, ông Jakubik tự tin rằng hành động của chính phủ Ba Lan sẽ có thể biến dự án của Nga thành “đống phế tích”.

Nhà báo cho biết, Warsaw đã thắng khi Công ty dầu khí quốc gia PGNiG của nước này có được quyền tham gia thủ tục cấp giấy chứng nhận cho nhà điều hành đường ống Nord Stream 2AG theo quy trình mà công ty này thực hiện.

Ông Jakubik lưu ý rằng, nếu cần thiết Ba Lan sẽ có thể đưa ra các yêu sách về Nord Stream 2 tại Ủy ban châu Âu và các Tòa án châu Âu.

Theo ông Jakubik, một “chiến thắng” khác của Ba Lan là phán quyết của Tòa án Liên minh châu Âu (EU), trong đó quyết định mở rộng nguyên tắc đoàn kết năng lượng đối với Nord Stream 1 ở Đức.

Theo quy định này, đường ống dẫn khí không được xâm phạm lợi ích của các quốc gia thành viên. Điều này tạo cơ hội cho Warsaw có thể sử dụng để đưa ra yêu sách chống lại Nord Stream 2, vì ở nước này dự án của Nga được coi là mối đe dọa đối với an ninh năng lượng.

Ngoài ra, một biện pháp gây áp lực khác, theo nhà báo có thể là các biện pháp trừng phạt hiện tại và mới của Mỹ.

“Các biện pháp này nhắm vào các công ty bảo hiểm của dự án hoặc công ty thực hiện chứng nhận kỹ thuật và nếu không có những công ty này thì dự án không thể bắt đầu hoạt động”, ông Jakubik nói.

Bên cạnh đó, Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mới. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với 35 quan chức Nga, bao gồm cả những người đứng đầu các tập đoàn dầu khí Rosneft và Gazprom.

Đồng thời, ông Jakubik cũng dẫn lời nghị sĩ Đức Reinhard Bütikofer, Chủ tịch phái đoàn quan hệ với Trung Quốc tại Nghị viện châu Âu (EP), người trước đó nói rằng Nord Stream 2 có thể trở thành một “đống đổ nát đầu tư”, vì việc đưa dự án vào hoạt động vẫn có thể bị cản trở bởi Ủy ban châu Âu (EC).

Báo Ba Lan tiết lộ kế hoạch biến Nord Stream 2 thành ‘phế tích’ - Ảnh 1.

Nord Stream 2 hiện đã hoàn tất, nhưng việc bắt đầu hoạt động sẽ phụ thuộc vào quyết định của cơ quan quản lý Đức. (Ảnh: AP)

“Kịch bản này là thực tế, nếu hoạt động của đường ống dẫn khí đốt có thể phù hợp với các tiêu chuẩn châu Âu, nó sẽ không quá nguy hiểm đối với Ba Lan và Liên minh châu Âu nói chung, nhưng sẽ vẫn là một mối đe dọa hiện hữu đối với Ukraine”, nhà báo kết luận.

Trước đó, PGNiG và chính phủ Ba Lan từ lâu đã phản đối Nord Stream 2, cho rằng đường ống này đe dọa an ninh năng lượng của châu Âu và làm giảm vai trò của Ba Lan như một quốc gia trung chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu.

PGNiG và công ty con PGNiG Supply & Trading (PST) tại Đức đã đệ trình yêu cầu lên Cơ quan mạng lưới liên bang Đức (BNA), để được phép tham gia vào thủ tục chứng nhận.

Cơ quan mạng lưới liên bang Đức cho biết, cơ quan này có 4 tháng để hoàn tất giấy phép hoạt động của hệ thống đường ống khí đốt Nord Stream 2 sau khi đã nhận đủ hồ sơ cần thiết từ công ty điều hành Nord Stream 2 AG từ ngày 8/9.

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, BNA sẽ gửi dự thảo quyết định cấp phép lên Ủy ban châu Âu để xem xét. Người đại diện của cơ quan này cho biết, Ủy ban châu Âu không có quyền phủ quyết nhưng ý kiến của họ sẽ được xem xét.

Theo CEO PGNiG, ông Pawel Majewski: “PGNiG và PST cho rằng Nord Stream 2 AG không đáp ứng các yêu cầu để được cấp chứng nhận. Hơn nữa, cả hai công ty đều cho rằng một quyết định tích cực của BNA sẽ gây rủi ro cho an ninh nguồn cung của EU và các nước thành viên”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại