"Bảng tỷ số" này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại

Gigi |

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang là bên dẫn trước "tỷ số" trên một số mặt trận về kinh tế.

Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đang có những động thái "ăn miếng trả miếng" để chiến đấu trong cuộc chiến thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tung ra những đòn thuế quan và đưa công ty công nghệ Huawei vào danh sách đen. Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tuyên bố sẽ trả đũa.

Đặc biệt, gần đây truyền thông Trung Quốc còn bàn tán rầm rộ về bài hát "Chiến tranh thương mại", với nội dung: "Nếu kẻ khơi mào muốn gây chiến, chúng ta sẽ đánh cho ông ta tơi bời!"

Với việc thuế quan đã được áp dụng trong khoảng 1 năm trở lại đây, dưới đây là "bảng tỷ số" có thể trả lời cho câu hỏi Mỹ hay Trung Quốc đã giành phần thắng trong cuộc chiến thương mại.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 1.

Đối với ông Trump, chỉ có 1 số liệu thể hiện được Mỹ đang giành chiến thắng hay thất bại trong cuộc đua về kinh tế với Trung Quốc, đó là cán cân thương mại song phương. Con số này vẫn cho thấy nước Mỹ vẫn đang bị "bỏ xa", nhưng thâm hụt thương mại với Trung Quốc thực sự đã giảm rõ rệt trong những tháng gần đây.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 2.

Trong khi các nhà kinh tế tranh luận về nguyên nhân của sự thay đổi này và liệu cán cân thương mại có phải là một thước đo hiệu quả hay không, thì chênh lệch thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm vào tháng 3 vừa rồi. 1 điểm cho Mỹ.

Những ý kiến phản đối cho rằng thuế quan ông Trump sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải chịu mức giá cao hơn, nhưng cho đến nay điều này lại không xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, những dấu hiệu lạm phát đang dần tăng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá thành của 7 sản phẩm tại cửa hàng ở Mỹ có mặt trong danh sách bị đánh thuế đã tăng 1,6% trong tháng 4, sau vòng áp thuế đầu tiên vào tháng 7 năm ngoái.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 3.
Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 4.

Đối với Trung Quốc, mức thuế cao hơn mà Mỹ áp dụng không ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành các loại hàng hoá mà người tiêu dùng nước này phải chi trả. Đó là bởi rất nhiều trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ là nguyên vật liệu công nghiệp, không phải là các sản phẩm hoàn chỉnh. 7 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ bị áp thuế cao nhất là đậu tương, vàng, chất thải đồng, chất thải giấy, khí tự nhiên hoá lỏng, bông và propan hoá lỏng. Bởi người tiêu dùng Mỹ cảm nhận được những ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc chiến thuế quan, nên ở "vòng đấu" này Trung Quốc đã ghi điểm.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 5.

Trong khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng trở lại vào tháng 4, được thúc đẩy bởi thị trường việc làm được kiểm soát chặt chẽ và mức lương cao hơn, thì tăng trưởng doanh số bán lẻ lại giảm lần thứ 2 trong vòng 3 tháng. Tương tự ở Trung Quốc, trong cùng tháng, doanh số bán lẻ của quốc gia này cũng tăng trưởng chậm hơn dự đoán, khiến nền kinh tế giảm tốc.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 6.

Lâu nay, Mỹ thường không tỏ ra quá bi quan về tương lai của chiến tranh thương mại, nhưng quan điểm này có thể sẽ thay đổi nếu ông Trump thực hiện đúng như lời đe doạ áp thuế với tất cả các mặt hàng của Trung Quốc. "Vòng đấu" này có kết quả ngang nhau.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 7.

Đồng NDT đã giảm gần 7,5% so với đồng USD tính từ đầu năm đến nay. Điều này mang đến một bước đệm quan trọng cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc để đối đầu với thuế quan ông Trump, với khả năng đồng NDT còn suy yếu thêm nữa.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 8.

"Mánh khoé" đối với Trung Quốc là làm thế nào để khiến đồng NDT tiếp tục yếu đi trước khi áp lực rút lui khỏi thị trường nước này xuất hiện và buộc chính phủ phải "đốt" số lượng tiền mặt lớn trong dự trữ ngoại hối để cứu tỷ giá. Đồng NDT yếu đi có thể mang đến cả lợi lẫn hại cho Trung Quốc. Tỷ số "vòng đấu" này là 1-1.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 9.

Năm ngoái, thị trường chứng khoán ở cả 2 quốc gia đều chứng kiến tình trạng sụt giảm mạnh nhất trong vòng 1 thập kỷ, nhưng Trung Quốc lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Đà lao dốc 25% của Shanghai Composite - tương đương với mức giảm gấp 4 lần so với S&P 500 vào năm 2018.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 10.

Gần đây, "con bò" đã tái xuất ở cả hai thị trường, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu diễn biến khả quan sẽ kéo dài bao lâu trong bối cảnh đàm phán thương mại bế tắc hiện nay. Kể từ đầu năm 2018, chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 14%, còn Mỹ tăng khoảng 6%. 1 điểm về phía ông Trump.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 11.

Cả 2 nền kinh tế đang phát ra các dấu hiệu suy yếu trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, dường như tốc độ xuống dốc của Trung Quốc lại nhanh hơn Mỹ. Sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư trong tháng 4 đều thấp hơn nhiều so với ước tính của các nhà kinh tế.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 12.

Ở Mỹ, doanh số bán lẻ sụt giảm, sản xuất nhà máy cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng. Nếu thuế quan bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng, thì ông Tập lại có ưu thế hơn trong việc sử dụng công cụ tài khoá và tiền tệ để thúc đẩy nhu cầu so với ông Trump

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 13.

Năm 2018, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc chỉ giảm nhẹ, trong khi đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ lại sụt giảm đáng kể, theo một bản báo cáo của Dự án Đầu tư Mỹ - Trung Quốc. Báo cáo này chỉ ra đầu tư FDI của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm hơn 80%, xuống còn 5 tỷ USD hồi năm ngoái từ mức 29 tỷ USD năm 2017 và 46 tỷ USD năm 2016. FDI của Mỹ vào Trung Quốc giảm từ 14 tỷ USD xuống 13 tỷ USD vào năm ngoái.

Bảng tỷ số này sẽ cho bạn thấy Mỹ hay Trung Quốc là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại - Ảnh 14.

Khi các cuộc đàm phán thương mại đang trong tình trạng bị đình trệ và 2 siêu cường tiếp tục củng cố vị thế, thì phía trước vẫn là một con đường dài. Kết quả của "trận đấu" tính đến nay lại khá phức tạp: Trung Quốc ghi điểm ở 1 số lĩnh vực, còn nhìn chung Mỹ vẫn đang có nhiều lợi thế hơn. Thế nhưng, đến cuối cùng, cả 2 quốc gia đều phải chịu đựng những tổn thất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại