Bằng cách này, vị doanh nhân nổi tiếng mua được món hàng chỉ bằng nửa giá bán

Pha Lê |

Dù thừa khả năng để mua món đồ lên đến hàng trăm nghìn USD nhưng doanh nhân này vẫn trả giá khá "bèo" cho sản phẩm.

Trong hoạt động kinh doanh, người bán hàng thì luôn kỳ vọng bán được món đồ với giá cao nhất, trong khi đó, khách hàng lại luôn muốn sở hữu những sản phẩm tốt với giá rẻ nhất có thể. Chính vậy, việc mặc cả, trả giá là điều rất dễ hiểu.

Tuy nhiên, đối với những người giàu có, những tỷ phú tiêu tiền không tiếc tay thì chuyện mặc cả là cực kỳ hiếm. Nhưng doanh nhân này lại khác. Dù thừa khả năng để mua món đồ lên đến hàng trăm nghìn USD nhưng ông vẫn trả giá khá "bèo" cho sản phẩm.

Cùng xem cách vị doanh nhân nổi tiếng này đã mặc cả để mua được món đồ quý chỉ bằng 1 nửa giá bán.

"Mặc cả trong các cửa hàng bán lẻ là chuyện hiếm tại các quốc gia nói tiếng Anh. Nhưng theo tôi, người bán hàng sẽ rất nể trọng bạn và giúp bạn nhiều hơn nếu bạn đề nghị giảm giá. Nó cho họ thấy rằng bạn không phải là người ngốc nghếch.

Điều này đúng dù bạn đang muốn để một muỗng kem trong một cửa hàng bánh kẹo hay đang muốn mua những món đồ nữ trang đắt tiền. Nếu bạn đưa ra điều kiện cửa mình 1 cách chắc chắn nhưng lịch sự, người bán hàng có thể sẽ thích thú tranh luận với bạn và thường là nhượng bộ.

Một trong những người giàu nhất mà tôi biết là bậc thầy trong việc giành phần thắng trước những người bán hàng bởi khả năng mặc cả của ông ấy. Vài năm trước, khi xem cuộc diễu hành nhân ngày Thánh Patrick trên đại lộ 15 của New York, ông ấy ghé vào gian trưng bày của một hiệu kim hoàn nổi tiếng.

Ông ấy xem một đôi hoa tai rồi hỏi người bán hàng: "Cô còn đôi nào đẹp hơn 1 chút không?". Người bán hàng cho ông xem 1 chiếc vòng cổ kim cương và ngọc lục bảo hợp với đôi hoa tai. Giá bán 375.000 USD.

Ông ấy nói với cô bán hàng: "Cô có 2 điều bất lợi. Thứ nhất, chỉ có 2 chúng ta ở đây nên sẽ chẳng có ai ấn tượng nếu tôi mua số nữ trang này và cũng chẳng có ai khiến tôi phải ngại ngùng từ chối mua. Thứ 2, tôi không thực sự cần phải mua. Thế nhưng, tôi sẵn sàng trả cô 225.000 USD cho số nữ trang".

Người bán hàng phát cáu và bốp chát: "Thật vớ vẩn thưa ông. Ông nghĩ chúng tôi là ai ạ".

Bạn tôi vẫn lịch sự. Ông nói: "Đây là danh thiếp của tôi. Đây là địa chỉ khách sạn. Tôi sẽ còn ở đó trong vòng 4 ngày tới".

Hai ngày sau, người quản lý bán hàng gọi diện cho bạn tôi.

- "Tôi được biết là ông đã xem bộ kim cương và ngọc lục bảo của chúng tôi?"

- "Vâng" - bạn tôi trả lời.

- "Chúng tôi có thể để cho ông với giá 300.000 USD".

- "Tôi thật sự cảm ơn anh đã gọi điện tới", bạn tôi nói. "Nhưng tôi đã nói rằng tôi không thật sự cần phải mua. Tôi sẽ trả 225.000 USD".

Hai ngày sau, tiệm kim hoàn gọi điện lại và để cho ông ấy số nữ trang với giá 225.000 USD".

Những nội dung này được trích từ cuốn sách "Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn" của tác giả Mark H. McCormack, do Alphabooks phát hành.

Cuốn sách nằm trong series 3 cuốn ghi lại những điều ông đã thấy và chưa thấy khi trải nghiệm học tại trường kinh doanh Harvard (HBS) thông qua phong cách của một nhà báo lão luyện của tờ Telegraph danh tiếng. Sách đã được phát hành trên toàn quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại