Bán 4 căn nhà mua cổ vật sưu tầm, bác trai tái mặt khi nghe lời kết luận của chuyên gia

Diệu Thuý |

Đam mê sưu tầm đồ cổ và độ chịu chơi của người đàn ông khiến cả hội trường phải bất ngờ.

Tay chơi "chịu chi"

Năm 2015, tập phát sóng chương trình "Tìm kiếm bảo vật" đón xuân Ất Mùi của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã chào đón sự xuất hiện của một bức tượng đồng hình con dê. Đây vốn là bảo vật của bác trai độ tuổi ngoài 50 với niềm đam mê sưu tầm cháy bỏng.

Con dê đồng được bác trai mang tới đúng dịp đầu năm, làm khán giả tại trường quay đều cảm thấy vô cùng thích thú, ai cũng hy vọng món bảo vật này có thể ẩn chứa một câu chuyện thú vị phía sau.

Bác trai chia sẻ bản thân đã lặn lội sưu tầm cổ vật khắp Trung Quốc trong 20 năm qua. Bộ sưu tầm hiện tại trong nhà bác có tới 400, 500 bảo vật gốm sứ, đồ đồng, trang sức các loại. Điều đáng nói là bác đã bán đi tổng cộng 4 căn nhà để phục vụ thú chơi cổ ngoạn của mình.

Bán 4 căn nhà mua cổ vật sưu tầm, bác trai tái mặt khi nghe lời kết luận của chuyên gia - Ảnh 1.

Người đàn ông có đam mê sưu tầm cổ vật trong chương trình. Hình ảnh: Haokan

Đồng hành cùng chủ nhân bảo vật lên sóng truyền hình là người bạn đời của bác. Bác gái tỏ ra vô cùng tự hào, phấn khích khi chồng mình giới thiệu bộ sưu tập trong chương trình.

Khi nhìn thấy chiếc áo lông sang trọng bác gái đang khoác trên người, người dẫn chương trình cũng hài hước nhận xét rằng: "Nhìn trang phục của bác gái là biết bác gái không chỉ là người tâm lý mà còn rất giàu nữa, phải không nào?"

Bán 4 căn nhà mua cổ vật sưu tầm, bác trai tái mặt khi nghe lời kết luận của chuyên gia - Ảnh 2.

Người vợ mặc áo choàng lông ngồi ở hàng ghế khán giả. Hình ảnh: Haokan

Người vợ cũng trả lời vui rằng: "Nhà tôi giờ nghèo lắm, ông ấy bán cả căn nhà mà mấy thế hệ nhà tôi từng ở. Có lúc tôi thấy ông ấy đúng là kẻ táng gia bại sản nhưng thực sự vẫn là rất yêu ông già này."

Câu nói này của người vợ khiến khán giả tại trường quay đều phải phá lên cười, càng khiến các chuyên gia hào hứng trước món bảo vật lần này.

Cổ vật mà bác trai mang đến là một con dê làm bằng đồng, có kích thước bằng một con dê con. Bức tượng được người đàn ông mua lại vào năm 1997, trong một chuyến về thăm quê nhà Tứ Xuyên.

Kết luận của chuyên gia

Theo tìm hiểu trong quá trình sưu tầm và lưu giữ cổ vật, người đàn ông khẳng định con dê này có niên đại từ cuối thời kỳ nhà Hán. Tượng được thiết kế tinh xảo với những họa tiết hình rồng uyển chuyển trên đầu và thân con vật. Hơn nữa, màu sắc có hiệu ứng giống cực quang cũng rất bắt mắt.

Theo lời chuyên gia, đối với người Trung Quốc xưa, việc đặt tượng dê trong nhà là một kiểu chơi chữ đặc biệt bởi chữ "dương - dê" (羊) có thể được phát triển thành nhiều từ mang ý nghĩa tốt đẹp.

Chữ "tường" (祥) trong "cát tường" có chứa bộ "dương". Ba cụm từ "mỹ miều","tươi tắn", "bình yên" trong tiếng Hán đều có nguồn từ chữ "dương". Vậy nên có nhiều gia đình đặt tượng con dê trong nhà để mong cầu sự may mắn thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Bán 4 căn nhà mua cổ vật sưu tầm, bác trai tái mặt khi nghe lời kết luận của chuyên gia - Ảnh 5.

Món cổ vật được người đàn ông thu mua vào năm 1997 trong chuyến về thăm quê nhà. Hình ảnh: Haokan

Bán 4 căn nhà mua cổ vật sưu tầm, bác trai tái mặt khi nghe lời kết luận của chuyên gia - Ảnh 6.

Họa tiết đầu rồng trên thân con dê. Hình ảnh: Haokan

Nghe tới đây, ai cũng đinh ninh rằng người đàn ông này sẽ thu về được khoản tiền khổng lồ xứng với cái giá mà ông đã phải bỏ ra trước đó. Ấy vậy mà sau khi phân tích tỉ mỉ cổ vật, các chuyên gia lại kết luận một câu khiến người đàn ông mặt biến sắc

“Đây không phải đồ cổ.” 

Hóa ra khi nhìn vào màu sắc phần gỉ đồng trên bức tượng, các chuyên gia đã nhận ra tác phẩm này mới chỉ ra đời cách đây vài chục năm, nó thực chất là một món đồ công nghiệp hiện đại.

Bán 4 căn nhà mua cổ vật sưu tầm, bác trai tái mặt khi nghe lời kết luận của chuyên gia - Ảnh 8.

Chuyên gia nhìn vào màu sắc của gỉ đồng phát hiện ra đây là món đồ hiện đại. Hình ảnh: Haokan

Người vợ ngồi ở hàng ghế khán giả chỉ nhìn chồng xua tay nói "Không sao đâu! Không sao đâu". Song nỗi thất vọng vẫn hiện rõ trên gương mặt cả hai vợ chồng khiến khán giả cũng cảm thấy thương xót, sau đó hai vợ chồng bác trai chỉ buồn bã cùng nhau ra về.

Hy vọng sau chương trình bác trai sẽ sành sỏi hơn trong việc sưu tầm đồ cổ bởi trong xã hội hiện đại ngày nay, rất hiếm người dám đầu tư mạnh tay để phát huy những giá trị xưa cũ như bác trai này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại