Ba tàu ngầm Hải quân Mỹ đồng loạt nổi lên trên biển: Tín hiệu nào gửi tới Trung Quốc?

Anh Tú |

Hỏa lực Hải quân Mỹ còn được tăng cường hơn nữa khi họ có trong tay lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo rất được mong đợi vào năm 2031.

Hải quân Mỹ có những nền tảng vũ khí mà cả Nga và Trung Quốc chỉ có thể mơ ước. Sự kiện xảy ra năm 2010 cho thấy Washington đã quyết định “nhắc khéo” Bắc Kinh về thực tế đó: Ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa dẫn đường (SSGN) lớp Ohio của Hải quân Mỹ đồng loạt nổi lên trên Thái Bình Dương cùng một lúc.

Theo nhà phân tích Forrest Morgan của RAND Corporation, những hành động quân sự chiến lược như vậy thường gắn liền với cái được gọi là động thái “ổn định khủng hoảng”, nghĩa là xây dựng và bố trí thế trận lực lượng theo cách cho phép một quốc gia nếu phải đối đầu thì có thể trách được chiến tranh mà không cần lùi bước.

“Tháng 7/2010, 3 tàu SSNG nổi lên gần như cùng lúc ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, được cho là để thể hiện thái độ không hài lòng của Mỹ đối với các vụ thử tên lửa của Trung Quốc trên biển Hoa Đông”, chuyên gia Morgan cho biết.

Ba tàu ngầm Hải quân Mỹ đồng loạt nổi lên trên biển: Tín hiệu nào gửi tới Trung Quốc? - Ảnh 1.

Một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Ohio. Ảnh: Military

Không có gì ngạc nhiên khi sự việc nêu trên xảy ra ở Thái Bình Dương ngay lập tức thu hút sự chú ý của hàng loạt kênh truyền thống địa phương.

“Sự xuất hiện của các tàu ngầm USS Michigan ở Pusan, Hàn Quốc; USS Ohio ở Vịnh Subic, Philippines; và USS Florida ở Diego Garcia - tiền đồn chiến lược trên Ấn Độ Dương không chỉ phản ánh xu hướng leo thang hoạt động của tàu ngầm ở Đông Á mà còn bộc lộ một mối đe dọa khác”, Greg Torode viết trên tờ South China Morning Post.

“Ba tàu ngầm này có thể mang theo 462 quả tên lửa Tomahawk, giúp lực lượng tấn công tiềm năng bằng tên lửa Tomahawk của toàn bộ Hạm đội 7 đóng tại Nhật Bản tăng thêm khoảng 60% sức mạnh. Một tùy viên quân sự kỳ cựu ở châu Á, người thường xuyên theo dõi chặt chẽ mối quan hệ Mỹ - Trung khẳng định, 462 quả Tomahawk chắc chắn là một lượng hỏa lực khổng lồ, dù diễn đạt bằng bất cứ ngôn ngữ nào”.

Torode sau đó kết luận rằng, sự xuất hiện của các tàu ngầm “là một dấu hiệu nữa cho thấy Mỹ không chỉ quyết tâm duy trì sự thống trị quân sự của mình ở châu Á mà còn được coi là thông điệp cứng rắn gửi tới Bắc Kinh cũng như những đối thủ khác”.

Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, hỏa lực của Hải quân Mỹ còn được tăng cường hơn nữa khi họ sẽ có trong tay tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo rất được mong đợi vào năm 2031.

“Chúng tôi đang xem xét phát triển “kẻ săn mồi đỉnh cao” trong lĩnh vực hàng hải”, Phó Đô đốc Bill Houston, chỉ huy Lực lượng Tàu ngầm Hải quân thuộc Lực lượng Tàu ngầm Đại Tây Dương và Bộ Chỉ huy Tàu ngầm Liên minh cho biết trong một sự kiện của Liên đoàn Hải quân vào mùa Hè vừa qua.

Theo ông Houston, các tàu ngầm này dự kiến sẽ tích hợp những tính năng tốt nhất của ba thiết kế trước đó cho Hải quân Mỹ, gồm tàu ngầm tấn công lớp Seawolf, Virginia và tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia vẫn đang trong quá trình phát triển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại