Về tính năng chiến đấu, chiếc xe tăng này vượt trội tất cả các xe tăng hiện tại của Nga, chỉ thua kém duy nhất cỗ máy chiến đấu chủ lực T-14 Armata. Thế nhưng, người Ba Lan lại không thích.
Vấn đề với nòng pháo
Lý do là gì? Điểm khiến Defence24 nghi ngờ nhất đó là nòng pháo. Chiếc xe tăng đáng lẽ phải được trang bị khẩu pháo tối tân 2A82−1M do nhà máy số 9 ở Ural (Nga) chế tạo.
Song, các chuyên gia Ba Lan không nhận thấy bất cứ thay đổi đáng kể nào trong thiết kế tháp pháo của chiếc T-90 nâng cấp so với các biến thể trước, họ tuyên bố rằng nòng pháo không "nhét vừa" vào tháp pháo cũ.
Bởi vậy, chiếc xe tăng chỉ có thể sử dụng nòng pháo yếu hơn 2A82−1M – đó là 2A46M-5. Và từ đó, cỗ xe tăng mới không thể bắn bằng các loại đạn có khả năng xuyên giáp tăng cường với lõi volfram "Vacuum-1" và với lõi uran "Vacuum-2".
Nguyên mẫu T-90M biểu diễn tại triển lãm quân sự Army 2018. Ảnh: Flickr.
Trên thực tế, theo trang mạng svpressa.ru, câu chuyện liên quan tới nòng pháo lại hoàn toàn ngược lại.
Đầu thập niên 90, Nhà máy số 9 được giao nhiệm vụ chế tạo nòng pháo xe tăng mới – 152mm để lắp đặt cho mẫu xe tăng tiềm năng T-95 vào thời điểm đó, nhưng cỗ máy này không bao giờ được xuất xưởng. Nó có ký hiệu 2А83. Các bản vẽ kỹ thuật được đưa ra khỏi kho lưu trữ và người ta đang tính toán khả năng sử dụng nòng pháo này cho cỗ máy "Armata" nâng cấp.
Năm 1995, căn cứ vào kết quả sử dụng khí tài thiết giáp tại Chechnya, Bộ Quốc phòng Nga đã đi đến kết luận cho rằng có thể lắp đặt nòng pháo mới trên các xe tăng T-72, T-80 và T-90. Và Nhà máy số 9 đã bắt tay vào chế tạo nòng pháo 2А82, kích cỡ 125mm. Người Nga cũng triển khai chế tạo cả loại đạn mới "Vacuum".
Một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với các đơn vị nghiên cứu chế tạo là phải bố trí cho được nòng pháo mới trên những tháp pháo xe tăng hiện có, mà không thay đổi qua nhiều. Thậm chí, chính T-90 xếp hàng đầu tiên để được nâng cấp nòng pháo.
Tuy nhiên, việc tái trang bị cho các xe tăng đang được khai thác đã không diễn ra, bởi vào năm 2010, Uralvagonzavod bắt đầu thiết kế-thử nghiệm chiếc xe tăng hoàn toàn mới – T-14 Armata. Chính nòng pháo đã được cải tiến chút ít, với ký hiệu 2A82−1M, được mang ra phục vụ cho dự án này.
Người ta đã chế tạo riêng cho nòng pháo này các loại đạn, như "Vacuum", đạn phá nổ "Telnik" và đạn phản lực dẫn đường "Sprinter". Cho nên, nòng pháo 2A82−1M được bố trí rất ổn trên tháp pháo xe tăng T-90M.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý tới một "điểm nhỏ". Nòng pháo 2A82 được trang bị thiết bị xử lý khói thuốc súng nhả vào khoang chiến đấu. Nhưng nòng pháo 2A82−1M lại không có thiết bị này, do tháp pháo của T-14 được thiết kế độc lập không người bên trong. Vì thế, có thể phỏng đoán rằng T-90M sử dụng "thiết kế cũ" của nòng pháo này.
Những giả thuyết u tối
Theo svpressa.ru, tất cả những lời ca thán đối với chiếc xe tăng đều căn cứ từ các phỏng đoán thiếu cơ sở. Trang thông tin của Ba Lan cũng không chắc chắn rằng T-90M sẽ có khả năng phòng vệ và sinh tồn thích hợp.
Chỉ độ cứng của lớp giáp không bị nghi ngờ: "Cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực được bảo vệ bởi bộ giáp đa lớp thế hệ mới, cũng như các thiết bị phòng vệ năng động. Thay vào lớp giáp phản ứng loại "Contact-5", người ta trang bị phiên bản tương tự nhưng hoàn thiện hơn "Relikt".
Tuy nhiên chừng đó có vẻ như là chưa đủ để toàn vẹn trong trận đấu tăng. Cỗ xe tăng thực sự được bảo vệ nhờ việc sử dụng tổ hợp phòng vệ chủ động hiệu quả. Ở đây có nhiều loại hệ thống và tổ hợp được sử dụng trong quá trình sản xuất và nâng cấp cỗ xe tăng.
Bởi vậy, Defence24 khẳng định rằng "khó có thể xác định quân đội Nga đã đặt hàng cỗ máy nào trong khuôn khổ bản hợp đồng mua T-90M "Proryv". Và nhiều giả thiết u tối nhất đã được đưa ra.
Xe tăng T-90M nhìn từ phía sau.
Defence24 thậm chí còn nghi ngờ rằng ở đoạn nối giữa tháp pháo và thân xe sẽ được lắp đặt lưới thép chống đạn nổ lõm. Thực ra, trên mẫu trưng bày triển lãm, người ta cố tình lắp đặt nó để thu hút sự chú ý của các khách hàng đối với biến thể xuất khẩu "Proryv-3" T-90AM.
Trong T-90M, tổ hợp phòng vệ chủ động "Arena" được sử dụng. Nó có chức năng tiêu diệt các loại đạn nổ lõm được bắn về chiếc xe tăng – đó là các tên lửa và đạn pháo. Nguyên lý hoạt động của tổ hợp phòng vệ chủ động như sau.
Khi hệ thống radar định vị phát hiện quả đạn đang bay tới, lệnh bắn ra một trong số 26 quả lựu đạn bố trí xung quanh xe được đưa ra. Quả lựu đạn này sẽ "chào đón" quả đạn của địch bằng việc dùng cách mảnh vỡ của mình để tiêu diệt chúng.
"Arena" có một điểm yếu – nó không có khả năng "giải quyết" các loại đạn pháo cỡ nhỏ, sở hữu vận tốc bay cực cao và khối lượng đáng kể.
Chính vì thế, đối với loại đạn này, thứ nhất, rất khó để phản ứng đứng lúc, thứ hai, không dễ thay đổi được quỹ đạo bay của nó bởi vì đạn pháo cỡ nhỏ có hình dạng của một thanh nguyên khối, với đường kính không quá lớn và được làm bằng hợp kim volfram hoặc uran hiếm.
Tổ hợp phòng vệ chủ động đa năng hơn là "Afganit", được lắp đặt trên xe tăng T-14 Armata. Nó là tổ hợp duy nhất trên thế giới có khả năng chiến đấu với tất cả các loại đạn chống tăng, bao gồm cả các loại đạn xuyên giáp cỡ nhỏ.
Tổ hợp đứng thứ hai trong bảng xếp hạng đã được lắp đặt cho các xe tăng "Merkava" của Israel và đang được trang bị cho các cỗ máy "Abrams" của Mỹ, không có khả năng như "Afganit". Và tới đây, trang điện tử của Ba Lan lại sử dụng lý lẽ về kinh tế, thay vì lý lẽ về kỹ thuật. Điều này hiện rất hay được sử dụng ở phương Tây.
Cuối cùng, Defence24 cho rằng, vì thời hạn bắt đầu bàn giao 30 chiếc xe tăng biến thể T-90M cho quân đội Nga được lùi từ năm 2018 sang năm 2019, "nên khó có thể chắc chắn rằng nhà máy Uralvagonzavod sẽ kịp thực hiện các đơn đặt hàng đối với các xe tăng T-90 được nâng cấp".
Tuy nhiên, theo svpressa.ru, điều đó không quan trọng, miễn sao cuối cùng phải có được một vũ khí hiệu quả và đáng tin cậy.