Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud?

Sao Đỏ |

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, rất nhiều quốc gia thuộc khối quân sự Warsaw đã tiến hành loại biên và tiêu hủy những vũ khí mang đậm dấu ấn của thời kỳ này.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 1.

Scud là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn rất nổi tiếng được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 2.

Thuật ngữ Scud xuất phát từ tên định danh của khối quân sự NATO "SS-1 Scud", vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa chiến thuật này.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 3.

Trong khi đó tên chính thức của nó là R-11 - phiên bản đầu tiên) và R-17, R-300 Elbrus - những phiên bản phát triển sau này).

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 4.

Cái tên Scud còn được nhiều phương tiện truyền thông dùng để gọi không chỉ những tên lửa "chính hãng" mà bao gồm cả các loại tên lửa được phát triển tại nhiều quốc gia khác dựa trên thiết kế của Liên Xô.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 5.

Thậm chí đôi khi tên gọi Scud còn được dùng để chỉ bất kỳ một tên lửa đạn đạo nào không phải do phương Tây sản xuất.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 6.

Thông số cơ bản của tên lửa R-17 (Scud B - phiên bản phổ biến nhất): chiều dài 11,25 m; đường kính 0,88 m; trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 cho tầm bắn 300 km, vận tốc 1,7 km/s, sai số 900 m.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 7.

Trọng lượng phóng của tên lửa Scud-B lên tới 5.900 kg, nó mang theo đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 80 kT.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 8.

Tương tự như nhiều đồng minh quân sự của Liên Xô thuộc khối Warsaw, Quân đội Ba Lan cũng được trang bị 1 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud (nhiều khả năng là phiên bản Scud-B).

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 9.

Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã cùng với sự sụp đổ của khối Warsaw, lữ đoàn tên lửa Scud của Quân đội Ba Lan đã bị giải thể, số vũ khí dư thừa này được tài trợ từ nước ngoài để phá hủy nhằm không để lọt ra thị trường chợ đen.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 10.

Đây là những hình ảnh ghi lại vào giữa thập niên 1990, khi mà các xe mang phóng tự hành cùng những thành phần của đạn tên lửa Scud bị tháo rời ra rồi phá hủy một cách không thương tiếc.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 11.

Năng lực tấn công tầm xa của Quân đội Ba Lan đã bị suy giảm nghiêm trọng sau hành động này, thậm chí còn phải gọi một cách chính xác là hoàn toàn không có khả năng giáng trả kẻ địch khi bị tấn công.

Ba Lan có hối tiếc khi tự tay phá hủy toàn bộ tên lửa Scud? - Ảnh 12.

Phải tới gần đây mọi việc mới thay đổi khi Ba Lan nhập khẩu một lô lớn tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM của Mỹ. Mặc dù độ chính xác cao nhưng giá thành AGM-158 quá đắt đỏ và cũng tỏ ra dễ bị đánh chặn hơn Scud, có lẽ giới quân sự Ba Lan hiện tại sẽ cảm thấy quyết định của những người tiềm nhiệm là rất đáng tiếc.

Vũ khí nguồn gốc Liên Xô trong Bảo tàng quân sự Ba Lan

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại