Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ”

Đức Dũng |

Trong tháng 4 vừa qua, hầu hết các tạp chí chuyên về mảng công nghiệp quốc phòng của Mỹ đều tập trung thảo luận, phân tích kế hoạch của chính quyền nước này về việc sẽ khôi phục dây chuyền sản xuất máy bay tiêm kích F-22 sau 5 năm ngừng hoạt động.

Trong số các tạp chí phân tích trên, các chuyên gia của Atlantic Council đã đưa ra những nhận định, phân tích khá kỹ lưỡng về kế hoạch này của giới chức Mỹ.

Theo các chuyên gia, những người ủng hộ kế hoạch khôi phục sản xuất tiêm kích “Chim ăn thịt” này tin tưởng rằng F-22 đang sở hữu các tính năng tác chiến hiện đại nhất, thậm chí hơn cả máy bay tiêm kích vốn tốn nhiều giấy mực thời gian qua là F-35.

Tuy nhiên, các chuyên gia Atlantic Council cho rằng kể cả F-22 có nhiều tính năng tác chiến ưu việt thì việc khôi phục chương trình sản xuất loại tiêm kích này cũng không khả thi và mang tính chất có thể nói là “điên rồ” xét từ khía cạnh kinh tế.

“Việc khai thác và sử dụng tiêm kích F-22 rất tốn kém và Không quân Mỹ biết rất rõ về vấn đề này. Ngay từ năm 2013, giới quân sự Mỹ đã công bố tổng số chi phí cho việc khai thác F-22 trong một giờ đồng hồ.

Việc khai thác F-22 tốn kém nhiều chi phí nhất (so với khai thác các dòng máy bay khác” - báo cáo của giới quân sự Mỹ chỉ rõ.

Theo những số liệu do Atlantic Council nắm được, 1 giờ bay của F-22 tiêu tốn 68.362 USD. Trong khi đó, cùng giờ bay tương tự, F-15C tốn 41.921 USD, F-15E Strike Eagle tiêu tốn 32.094 USD, còn F-16 Fighting Falcon chỉ tốn 22.514 USD.


Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ

Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ

Atlantic Council cũng khẳng định rằng, việc bảo dưỡng F-22 thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí cho một giờ bay của tiêm kích thế hệ mới F-35.

Một giờ bay của F-35 tốn 42.200 USD và nếu bay trong nhiều giờ đồng hồ thì chi phí trung bình cho một giờ bay chỉ là 32.554 USD.

Mặc dù tốn kém như vậy nhưng xét về các tiêu chí tác chiến, F-22 bị cho là vẫn “không an toàn” trước các vũ khí của Nga. Cụ thể, các tên lửa “không đối không” tầm xa của F-22 tỏ ra kém hiệu quả trước các kỹ thuật gây nhiễu radar mới mà Nga phát triển mang tên DRFM.

Hệ thống DRFM của Nga có khả năng phát tín hiệu giống hệt tín hiệu phát ra từ radar máy bay đối phương, từ đó ngăn cản hoạt động của radar đối phương.

Hệ thống này còn có thể làm mù các radar nhỏ được trang bị trên các tên lửa “không đối không” như AIM-120 AMRAAM - loại tên lửa vốn là vũ khí tầm xa chính của các máy bay Mỹ và đồng minh, trong đó có F-22.

Xuất phát từ khía cạnh trên, việc sản xuất tiêm kích F-22 đã bị dừng lại từ 5 năm trước. Tuy nhiên, do bối cảnh Không quân Nga và Trung Quốc đang củng cố mạnh mẽ tiềm lực của mình, Quốc hội Mỹ mới lên kế hoạch tái sản xuất F-22.

Chính vì vậy, Atlantic Council cho rằng kế hoạch khôi phục sản xuất F-22 là một ý tưởng tồi tệ và “điên rồ”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại