Asia Times: Sai lầm của Australia giúp "sản sinh" hiệp ước an ninh Solomon - Trung Quốc?

Nam Anh |

Thỏa thuận an ninh được ký kết gần đây giữa chính quyền Quần đảo Solomon và Trung Quốc đã gây ra những chấn động địa chính trị.

Bãi đáp Red Beach gần Honiara thuộc quần đảo Solomon. Ảnh: AFP

Bãi đáp Red Beach gần Honiara thuộc quần đảo Solomon. Ảnh: AFP

Theo Asia Times, thỏa thuận an ninh mới được xác nhận giữa quần đảo SolomonTrung Quốc được xem là thành công của Bắc Kinh và "bàn thua" trong ngoại giao của Australia.

Giống như núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào gây ra cơn sóng thần lớn và những làn sóng chấn động khắp thế giới vào ngày 15/1, thỏa thuận an ninh được ký kết gần đây giữa chính quyền Quần đảo Solomon và Trung Quốc cũng gây ra những chấn động địa chính trị.

Nguyên nhân gây phun trào núi lửa bắt nguồn từ sâu dưới bề mặt Trái đất. Tương tự, thỏa thuận an ninh gây tranh cãi này và phản ứng đáng lo ngại của Australia đối với thỏa thuận này, cũng bắt nguồn từ lịch sử.

Asia Times: Sai lầm của Australia giúp sản sinh hiệp ước an ninh Solomon - Trung Quốc? - Ảnh 1.

Có một lịch sử lâu dài hình thành thỏa thuận Trung Quốc- Solomon. Ảnh: AP

Từ ý thức hệ lịch sử...

Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare đã nhiều lần mô tả thỏa thuận với Trung Quốc như một sự khẳng định chủ quyền trong khi những người chỉ trích thì ngược lại.

Thủ tướng Australia Scott Morrison bảo vệ phản ứng của mình, tuyên bố chính phủ của ông không muốn lặp lại "lịch sử lâu dài" là phải khuyến cáo các quốc gia Thái Bình Dương phải làm gì.

Thủ tướng Morrison hoàn toàn đúng về một điều: thỏa thuận an ninh lần này đã được định hình từ lịch sử lâu dài.

Quần đảo Solomon là thuộc địa của Anh từ năm 1893. Không giống như New Guinea thuộc Anh, nơi Anh chuyển giao quyền kiểm soát thuộc địa cho Australia vào năm 1901, Solomon nằm dưới quyền kiểm soát của Anh cho đến năm 1978, khi quần đảo giành được độc lập.

Mặc dù Australia không chính thức trở thành mẫu quốc của Solomon, nhưng họ lại thực hiện quyền lực của mình ở đó theo những cách khác. Điều tồi tệ và tàn khốc nhất là thông qua việc tuyển dụng lao động, bắt đầu vào khoảng những năm 1870.

Người ta ước tính có khoảng 19.000 người dân quần đảo Solomon đã làm việc trên các đồn điền đường ở bang Queensland của Australia trước khi hầu hết được hồi hương vào năm 1902.

Việc ngược đãi người lao động đã làm bùng nổ các vụ tấn công bạo lực và trả thù nhằm vào nhau.

Một ý tưởng khác là kết hợp New Guinea, và có thể cả Solomon nữa, như một "tiểu bang thứ 7" của Australia và cả kế hoạch đảm bảo an ninh cho quần đảo này.

Những ý tưởng này đã không được thực hiện và nhiều đảo quốc Thái Bình Dương, trong đó có Solomon, vẫn bị đóng cửa trước các cơ hội kinh tế có thể giúp họ cải thiện đáng kể cuộc sống và buộc phải ràng buộc vĩnh viễn Australia.

Và hệ quả là, Thủ tướng Scott Morrison đã không thể thuyết phục Quần đảo Solomon không ký thỏa thuận với Trung Quốc bất chấp những nỗ lực được đánh giá là không ngừng nghỉ.

Điều này được xem là một thất bại chính sách đối ngoại rất nghiêm trọng và tính toán sai lầm của Canberra vì không thể đặt tình hình trong tầm kiểm soát.

Theo chuyên gia Artem Garin, thỏa thuận giữa quần đảo Solomon với Trung Quốc cũng giáng một đòn rất mạnh vào hình ảnh của Australia và liên minh chính phủ trước cuộc tổng tuyển cử vào cuối tháng 5 tới.

Nguyên nhân gốc rễ: Kinh tế

Nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề đối với Solomon kể từ khi độc lập là vấn đề kinh tế.

Australia có thể đã đóng vai trò hàng đầu trong việc gìn giữ hòa bình thông qua Phái bộ RAMSI hoạt động từ năm 2003-2017, nhưng nước này đã không có các kế hoạch phát triển kinh tế táo bạo.

Gần 13% người dân đảo Solomon sống dưới mức nghèo khổ và chỉ 70% được sử dụng điện. Hiện nay, Trung Quốc dường như đang cung cấp một "loại thuốc chữa bách bệnh kinh tế" mà Australia đã không làm được.

Asia Times: Sai lầm của Australia giúp sản sinh hiệp ước an ninh Solomon - Trung Quốc? - Ảnh 3.

Tác động của biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn đối với các quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm cả người Solomon. Ảnh: Shutterstock

Giờ đây, tình hình địa chính trị đã trở nên bấp bênh, các chính trị gia Australia lại đang suy nghĩ về tình hình ở ác hòn đảo và cách thức thực hiện những điều chỉnh lớn là cần thiết.

Một ủy ban của quốc hội đã báo cáo vào tháng 3/2022, đề xuất ý tưởng về các hiệp hội tự do, tương tự như những gì Quần đảo Marshall, Palau và Liên bang Micronesia có với Mỹ.

Họ cũng đề xuất các chính sách di cư thân thiện với Thái Bình Dương hơn như của New Zealand. Những tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm cho mọi áp lực cuộc sống trên các đảo Thái Bình Dương trở nên gay gắt hơn trong những năm tới.

Australia phải thực hiện các bước đi táo bạo để củng cố các mối quan hệ ở Thái Bình Dương và đảm bảo các lợi ích chiến lược của mình.

Thực hiện cách tiếp cận nhân đạo và hội nhập với các đảo ở Thái Bình Dương không chỉ là đúng đắn mà còn là cách tốt nhất để hỗ trợ lợi ích của Australia và xóa bỏ các di sản thuộc địa của nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại