Lầu Năm góc sau vụ tấn công ngày 11/9. Một trong 4 chiếc máy bay dân dụng bị bọn khủng bố khống chế đã làm sụp đổ một phần tòa nhà ở phía tây
Tổng cộng có 2.977 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công, trong đó có 125 người ở Lầu Năm góc, bao gồm cả dân thường và quân nhân
Chiếc máy bay Boeing 757, rời Sân bay quốc tế Washington Dulles vào lúc 8h20 sáng trên đường tới Los Angeles với 53 hành khách, chưa bao gồm 5 không tặc. Các không tặc lái chiếc máy bay đâm vào Lầu Năm Góc lúc 9h37 sáng.
Quân đội Mỹ đã mất 47 nhân viên dân sự, 6 nhân viên thầu dân sự và 22 binh lính, trong khi Hải quân mất 6 nhân viên dân sự, 3 nhân viên thầu dân sự và 33 thủy thủ.
Trung tướng Timothy Maude, một Phó Chánh văn phòng Quân đội, là sĩ quan quân đội có cấp bậc cao nhất thiệt mạng tại Lầu Năm Góc.
Vụ tấn công 11/9 trở thành vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất lịch sử thế giới và vụ tấn công từ nước ngoài chết người nhiều nhất trên đất Mỹ kể từ vụ Trân Châu cảng.
Một mảnh máy bay rơi gần khu vực hiện trường ở Virginia.
Trước vụ tấn công vào Lầu năm góc, hai chiếc máy bay của American Airlines và United Airlines lần lượt đâm vào 2 tòa tháp của khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới tại New York. Tượng Nữ thần tự do chìm trong khói bụi.
Tháp Bắc bị đâm lúc 8h46 và Tháp Nam bị đâm lúc 9h03.
Một căn hộ ở đường Liberty bị phá hủy sau vụ nổ khi máy bay đâm thẳng vào Trung tâm thương mại.
Khoảnh khắc được ghi lại ngay sau khi 2 chiếc máy bay lao vào tòa tháp đôi cao 110 tầng.
Cư dân New York theo dõi cảnh tượng kinh hoàng xảy ra ở trung tâm thành phố.
Những người ở gần hai tòa tháp tháo chạy khỏi hiện trường.
Công tác cứu hộ được triển khai ngay sau khi tòa tháp đôi sụp đổ.
Một nhân viên cảnh sát vừa thoát ra khỏi khói bụi sau khi tòa nhà đổ xuống. Phía sau lưng ông là Nhà thờ St Paul.
Những đám khói dày đặc được nhìn thấy từ xa vài kilomet.
Một người đàn ông ngã từ tòa tháp Trung tâm thương mại khi chiếc máy bay đâm vào.
Một trong hai tòa tháp bốc cháy dữ dội sau khi chiếc máy bay đâm vào.
Trung tâm New York nhìn từ cửa sổ một tòa văn phòng, ảnh chụp ngày 25/9.
Sự tuyệt vọng và sợ hãi của người dân chứng kiến vụ tấn công.
Phóng viên ảnh của tờ New York Daily News David Handschuh được đưa ra từ đống đổ nát do bị thương trong quá trình tác nghiệp.
Một người đàn ông đứng giữa đống gạch vụn, gọi to xem có còn ai cần giúp đỡ.
Lính cứu hỏa New York là lực lượng đầu tiên có mặt ở hiện trường.
Lực lượng cứu hỏa tìm kiếm người sống sót.
Những người lính cứu hỏa kiệt sức ngồi nghỉ ở đường Broadway.
Tổng thống George W.Bush động viên lực lượng cứu hộ, lính cứu hỏa tại hiện trường vụ tấn công ở New York, ngày 14/9.
Lá cờ Mỹ được Đại úy Michael Dugan treo lên ở chỗ từng là Trung tâm thương mại Thế giới ở New York.
Trung tâm New York trở thành "thành phố ma" sau ngày 11/9.
Ngoài những vết thương trên cơ thể, rất nhiều nạn nhân vụ tấn công còn bị sang chấn tinh thần nhiều năm sau đó.
Một lính cứu hỏa New York yêu cầu thêm 10 nhân viên cứu hộ đến hiện trường.
Người dân New York thắp nến tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng. Đây là hình ảnh được thấy nhiều nhất trên các con phố ở nước Mỹ sau vụ tấn công.
Các nhân viên Sở cứu hỏa New York tưởng niệm người đồng đội hy sinh trong tang lễ tại nhà thờ St Francis. Hàng trăm lính cứu hỏa đã thiệt mạng khi thực thi nhiệm vụ sau vụ tấn công.
Link gốc bài viết tại đây.