Giống như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc là một trong những nước Á Đông có văn hóa đón Tết Âm lịch. Lịch sử Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Xuân Tiết ở Trung Quốc được cho là có bắt nguồn từ thời Nghiêu Thuấn, nhưng vào lúc đó không được tổ chức vào tháng Giêng. Đến thời Hán Vũ Đế, năm mới mới được định tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch.
Là ngày lễ quan trọng nhất năm, phong tục đón Tết của người Trung Hoa từ xa xưa đã rất đa dạng. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn lưu giữ được những hình ảnh hiếm ghi lại không khí của người dân Bắc Kinh đón Tết. Có thể thấy vào 100 năm trước, người dân Trung Hoa cũng nô nức đón Tết truyền thống một cách cầu kỳ chẳng kém thời nay.
Đường phố đông đúc người qua lại cả ngày. Nam nữ, già trẻ lớn bé đều ra đường để đi chơi và chúc Tết.
Hình ảnh náo nhiệt trong một hội chợ xuân.
Các gánh xiếc rong biểu diễn thu hút đám đông hiếu kỳ.
Trẻ con mua đồ ăn vặt ở các sạp quán ven đường.
Các gian hàng bán đèn lồng, tranh vẽ, câu đối và pháo Tết.
Gian hàng bán diều đẹp mắt và tinh xảo - thứ đồ chơi mơ ước của trẻ con thời bấy giờ.
Những người phụ nữ quý tộc bó chân gót sen đi dạo phố phường.
Thế nhưng với những người dân lao động, Tết chưa chắc là ngày nghỉ.
Dù là ngày lễ, những người ở tầng lớp lao động thì vẫn phải ngược xuôi làm việc mong kiếm thêm đồng tiền. Người trong ảnh đang đi giao đồ cúng cho các gia đình giàu có.
Cách chào hỏi đặc biệt vào ngày Tết của người Trung Quốc được lưu truyền từ thời Xuân Thu gọi là "Tác Áp". Mọi người sẽ đặt tay trái ôm nắm bàn tay phải và cúi đầu trước người đối diện.
Hình ảnh người mẹ dắt con vào nhà thờ tổ của gia tộc. Người Trung Quốc từ xưa đã có phong tục cúng bái tổ tiến vào đầu năm mới để cầu mong được phù hộ may mắn.
Mọi người cúi lạy tổ tiên trong ngày đầu năm mới.
Thứ đang được đặt trên chiếc ghế đẩu chính là thứ là một ngọn pháo. Pháo có lịch sử xuất hiện lâu đời, người dân thời nhà Thanh luôn đốt pháo để chào mừng một năm mới đang đến.
Các khu vực đền, chùa tất nhiên cũng tấp nập người qua lại đến cầu an.
Nguồn: Sohu