Buổi lễ do các nguyên soái Joffre, Foch và Pétain chỉ huy, và đồng thời cũng để vinh danh ngày lễ quốc gia của nước Cộng hoà Pháp - Bastille Day.
Ngoài binh lính và sĩ quan Pháp, buổi lễ còn có sự tham gia của những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang tới từ các quốc gia đồng minh của Pháp trong cuộc đại chiến và người dân ở các thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ.
Phim ngắn không lời về cuộc diễu binh hoành tráng ngày 14/7/1919
Tại Hội nghị Hòa bình Versailles, các quốc gia thắng trận trong Thế chiến I đã nhóm họp để bàn luận về cách thức tổ chức buổi lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Paris. Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, tức 19/7, một cuộc diễu hành của quân đội đồng minh đã lại được tổ chức tại London với tên gọi Ngày hòa bình (Peace Day).
Đã từ lâu vào ngày 14/7 ở Paris vẫn có duyệt binh, thế nhưng vào năm 1919 thì đại lộ Champs-Élysées lần đầu tiên trở thành địa điểm tổ chức.
Từ năm 1880 (khi Ngày phá ngục Bastille trở thành ngày lễ quốc gia) cho đến thời điểm Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, các buổi duyệt binh luôn được tổ chức tại tu viện Longchamp.
Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến, truyền thống mới đã nhiều lần bị thay đổi – có những năm người ta không tổ chức duyệt binh, hoặc là có tổ chức nhưng diễn ra ở gần đó, dọc theo tuyến đường đi qua nhà hát Esplanade des Invalides, quảng trường Place de la Concorde và cầu Alexandre III bắc qua sông Seine.
Ngày 14/7/1940, sau khi quân Đức chiếm đóng Paris, một nhóm người thuộc tổ chức "Nước Pháp tự do" đã tự tổ chức diễu hành qua các đường phố ở London.
Sau Thế chiến II, địa điểm tổ chức duyệt binh vào ngày 14/7 cũng đã nhiều lần bị thay đổi nhưng từ thời của Tổng thống Mitterrand (1981-1994) tới nay thì đại lộ Champs-Elysees vẫn luôn là nơi diễn ra các cuộc diễu hành.