Nhằm làm giảm lượng phương tiện lưu thông ở khu vực Linh Đàm, năm 2002, TP Hà Nội đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Đầm Hồng - Giáp Bát trên địa bàn huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai). Ảnh chụp ngày 15/10/2017.
Đoạn đường có chiều dài 2,1km, tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, xây dựng theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
Tuy nhiên, sau 16 năm xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn chưa hoàn thiện. Một cây cầu thuộc dự án đang xây dựng dở có dấu hiệu hoen gỉ.
Tại khu vực đầm Hồng thuộc dự án Đường vành đai 2,5, cỏ mọc ùm tùm, chưa có dấu hiệu xây dựng....
... Và trở thành điểm tập kết rác thải.
Cách đầm Hồng không xa, khu vực được cho là đang giải phóng mặt bằng thuộc dự án Đường vành đai 2,5 xuất hiện một bãi rác kéo dài hàng trăm mét.
Bao gồm phế liệu từ các công trình xây dựng...
...đến đồ gia dụng...
... và cả rác thải sinh hoạt của người dân khu vực gần đó. Mùi hôi thối, ô uế bốc lên nồng nặc.
Những loại rác sắc nhọn tràn xuống giữa con đường như bình sứ...
...thủy tinh vỡ gây nguy hiểm cho người qua lại khu vực này.
Dự án Đường vành đai 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến quốc lộ 1) chủ yếu nằm trên địa phận quận Hoàng Mai, một phần thuộc quận Thanh Xuân với tổng diện tích thu hồi hơn 67.000 m2.
Khu vực dự án chạy qua khu đô thị Định Công (Hoàng Mai) đã cơ bản được hoàn thiện. Tuy nhiên, dải phân cách làn đường khu vực này lại cũng trở thành điểm xả rác của người dân.
Đủ các loại phế liệu vứt bừa bãi tại đây.
Do lượng rác thải để lâu không được thu dọn, nhiều người dân đốt ngay trên dải phân cách.
Những hình ảnh rác thải bủa vây dự án này khiến tuyến đường trở nên nhếch nhác.
Hơn nữa, khi xây dựng tuyến đường qua khu đô thị Định Công tạo thành hình vòng cung khiến nhiều hộ dân bức xúc. Trưởng ban giải phóng mặt bằng quận Hoàng Mai khẳng định: không có sai lệch hay nắn chỉnh gì cả.