Ăn xác cá trôi dạt vào bờ biển: Hiểm họa khôn lường từ "món thịt trời cho"

Nguyễn Hằng |

Nhiều người ăn thịt những con cá khổng lồ chết dạt vào bờ biển, điều này tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường.

Việc cố tình ăn những sinh vật trôi dạt vào các bãi biển đã và đang trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Dân số ngày càng tăng nhanh và thực trạng hải sản sụt giảm ở những khu vực như Tây Phi đã dẫn tới nhu cầu tiêu thụ động vật biển tăng cao, trong đó có các loài vật như cá voi, hải cẩu, cá heo và rùa biển. Thậm chí, có người còn ăn thịt của động vật chết trên bãi biển. "Cơn khát thịt rừng" ở Tây Phi đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng sợ cho sức khỏe con người.

Chính vì vậy, một cuộc tranh luận đang hình thành giữa những chuyên gia ở trên khắp thế giới. Đó là làm thế nào để những nhà chức trách có thể cân bằng được mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe của người dân, và nhu cầu về protein, đặc biệt là trong những cộng đồng dân cư nghèo khó.

Minh chứng có thể thấy rõ nhiều vấn đề tiềm ẩn phức tạp từ sự cố ở Mozambique.

Cụ thể, vào tháng 4 vừa qua, hai con cá voi đã bị mắc cạn, trôi dạt vào bờ biển gần ngôi làng ở Praia do Tofo. Thế nhưng, đến giữa trưa hôm đó, có tới hàng trăm người đã tụ tập ở đó, thậm chí không ít người còn mang theo dao rựa để lấy thịt hay những khối mỡ lớn từ hai sinh vật "khổng lồ" trên, mặc dù không hề hay biết việc ăn thịt của chúng có an toàn hay không. 

Ăn xác cá trôi dạt vào bờ biển: Hiểm họa khôn lường từ món thịt trời cho - Ảnh 1.

Nhiều người tụ tập ở bãi biển Praia do Tofo, Mozambique, để "thu hoạch" thịt từ cá voi mắc cạn. Ảnh: NatGeo

Hệ quả là gần đây, một số người đã không may qua đời. Nguyên nhân không phải là về độ tươi của cá mà là có thể là do bị bệnh hoặc ăn phải con cá có tảo độc trong cơ thể.

Vào năm 2018, cách Madagascar không xa, ít nhất có tới 7 đứa trẻ, trong đó có 2 trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi chúng hoặc mẹ của chúng đã ăn thịt từ xác của một con rùa biển.

Trước đó, khi Jessica Williams, một nhà sinh vật học rùa biển tới địa điểm này, cô đã trông thấy những nhân viên cảnh sát bảo vệ cái xác của sinh vật biển trôi dạt trên bờ biển, cho tới khi có người tới để vứt bỏ nó.

Tuy nhiên, đám đông ngày càng lớn hơn và cảnh sát dần bắt đầu rơi vào tình trạng mấy kiểm soát. Trong khi đó, trời nóng, nhiệt độ tăng cao cùng "cơn đói" bủa vây khiến mọi thứ dường như tồi tệ hơn.

Khi cơn giận của đám đông gia tăng, phía cảnh sát cuối cùng đã kéo cái xác của con cá voi "xấu số" đó xuống cát để tách đám đông ra. Thế nhưng, chẳng mấy chốc, cảnh sát kinh ngạc khi đám đông lao tới để lấy thứ họ cần trên xác một con cá voi. Kết cục thật bất ngờ, xác con vật này được dọn sạch chỉ trong vòng 15 phút.

Hậu quả khôn lường từ những "món thịt trời cho"

Margi Prideaux, phó chủ nhiệm của nhóm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về việc tiêu thụ động vật có vú và bò sát biển, cho biết, đây không phải là một câu chuyện đặc biệt mới lạ. Thực tế thì mọi người đã có cơ hội để thu hoạch loại thịt này trong nhiều thế hệ. Nhưng loại thịt đó có thể mang tới một mức độ rủi ro.

Trong những thập kỷ gần đây, những nhà khoa học đại dương đã chứng kiến sự gia tăng việc tiêu thụ thịt của những sinh vật biển, trong đó bao gồm cả xác những con vật khổng lồ bị mắc cạn trên các bãi biển.

Một số nhà khoa học bày tỏ quan ngại về hiện tượng này có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe.

Theo đó, Alaska là nơi có tỷ lệ mắc phải bệnh ngộ độc cao nhất ở Mỹ và một số trường hợp là có liên quan tới việc ăn cá voi bị mắc cạn hoặc đang phân rã.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do tảo nở hoa. Trên thực tế, hiện tượng này là một phần từ hệ quả của biến đổi khí hậu, khiến chúng xảy ra thường xuyên và tồn tại một cách lâu hơn. Do đó, những động vật có vú ở dưới biển có thể sẽ bị tích tụ những độc tố này trong cơ thể. Những động vật này cũng mang theo mầm bệnh và đó chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tử vong vì ngộ độc thực phẩm ở Mỹ.

Thậm chí, một nhà khoa học từng xử lý hàng trăm con cá voi và cá heo nhỏ trong những vụ hoại tử ở Peru cũng mắc phải chứng co giật do mất ý thức, đau cơ và lưng nghiêm trọng, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi kéo dài, chán ăn và sụt cân nghiêm trọng do mắc phải chứng bệnh brucellosis.

Đặc biệt, thịt của những con rùa biển mắc cạn còn có thể khá là nguy hiểm như rùa biển hawksbill. 

Cụ thể, ba người chết ở Micronesia và hơn 20 người bị bệnh sau khi ăn thịt rùa biển hawksbill vào năm 2010. Ngoài ra, 4 người không may cũng tử vong sau khi ăn thịt rùa biển vào năm 2013 ở Philippines.

Ở những nơi có tỷ lệ đói nghèo cao, việc ăn động vật biển bị mắc cạn hoặc những sinh vật vô tình bẫy được, có thể dẫn tới những hoạt động săn bắt quá mức.

Chẳng hạn, cá heo là loài vật hiện đang được săn bắn thường xuyên tại Ghanna, Madagascar và Peru.

Ăn xác cá trôi dạt vào bờ biển: Hiểm họa khôn lường từ món thịt trời cho - Ảnh 4.

Nhiều động vật biển đang bị săn bắt quá mức. Ảnh: RT

Tuy nhiên, số thịt "trời ban" từ những sinh vật xấu số của biển cả dù bị mắc cạn hay do đánh bắt có chủ ý thì cũng có thể mang lại những rủi ro tiềm ẩn. Theo các chuyên gia, con người có thể gặp nguy hại khi ăn thịt của những sinh vật này vì trong cơ thể của chúng có tích tụ những chất ô nhiễm, kim loại nặng và Polychlorinated biphenyls (PCBs).

Minh chứng là động vật biển có vú tại Tây Ấn được phát hiện là mang trong mình lượng thủy ngân độc hại hơn nhiều so với những loại hải sản khác. Thậm chí, còn có một nghiên cứu chỉ ra những vấn đề về tim, chậm phát triển não bộ và nhiều vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em là có liên quan tới việc mẹ của chúng ăn thịt cá voi "không rõ nguồn gốc".

Đây thực sự là vấn đề đáng quan ngại. Việc ăn thịt những con vật khổng lồ không may mắc cạn trên bờ biển có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là với hệ tiêu hóa của con người.

Tham khảo ảnh/nguồn: National Geographic



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại