Đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng và cần phải được cha mẹ dạy dỗ, uốn nắn. Trong quá trình lớn lên, dù các bé có được giáo dục tử tế thế nào đi chăng nữa cũng không thể tránh khỏi việc phạm lỗi.
Tuy nhiên, thái độ của cha mẹ khi đối mặt với hành vi xấu của trẻ mới đáng bàn. Chẳng hạn như việc con trẻ ăn trộm tiền của gia đình, có bao nhiêu bậc phụ huynh sẽ bình tĩnh để xử lý? Và hành động nóng giận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng thế nào tới tâm lý, tính cách của con trẻ, hãy theo dõi 2 câu chuyện dưới đây!
Đứa trẻ được giáo dục tốt thế nào cũng không tránh khỏi lúc phạm lỗi. (Ảnh minh họa)
1. Gia Bảo, 6 tuổi, là con trai duy nhất của gia đình. Bố mẹ rất quan tâm giáo dục cậu bé, vì thế từ nhỏ Gia Bảo đã rất hiểu chuyện. Bỗng một ngày nọ, người hàng xóm bên cạnh chạy đến và nói với người bố: "Bố Gia Bảo, thằng bé đã lấy một 100k trong ngăn kéo ở cửa hàng khi tôi lơ đãng vào chiều hôm qua".
Bố của cậu bé lắng nghe nhưng suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu ông là: "Không thể nào!". Gia Bảo rất thông minh và biết điều, làm sao cậu bé có thể ăn cắp tiền được?
Thế nhưng, người hàng xóm đã đưa cho bố Gia Bảo đoạn clip quay lại toàn bộ sự việc. Sau khi xem bố Gia Bảo vô cùng tức giận và xấu hổ. Mặt anh đỏ bừng lên, nhưng vẫn cố kiềm chế để nói lời xin lỗi với người hàng xóm. Sau đó, anh rút tiền ra trả và bảo: "Thật xin lỗi anh, tôi sẽ về dạy dỗ lại con trai".
Bố Gia Bảo trở về nhà nhưng vẫn chưa nguôi cơn giận. Lúc đó, thật sự anh chỉ muốn dùng bạo lực như 1 cái tát hay chiếc roi mây để dạy dỗ con trai. Bởi lỗi lầm gì có thể bỏ qua được, riêng chuyện ăn cắp với người bố này vô cùng hệ trọng. Thật may, vào thời điểm đó cậu bé 6 tuổi không có nhà.
Tới tối, khi Gia Bảo trở về thì cơn giận của bố cũng đã nguôi ngoai. Anh cố trấn tĩnh lại, nhưng giọng điệu vẫn nghiêm khắc: "Tại sao chiều qua con lại đi lấy trộm tiền của chú hàng xóm?".
Gia Bảo nghe thấy thế rất sợ hãi và rồi òa khóc. Vừa nức nở, cậu bé vừa nói: "Con và các bạn muốn mua 1 món đồ chơi, nhưng bình thường bố chỉ cho con mua những gì cần. Mà con lại rất thích thứ này".
Sau khi nghe Gia Bảo trả lời xong, người bố không đánh con. Nhưng anh giải thích với cậu bé rằng việc lấy tiền là rất xấu, thậm chí nếu con đủ tuổi và số tiền đủ lớn có thể phải đi tù. Sau khi nghe bố nói xong, Gia Bảo hiểu ra liên tục gật đầu, hứa với bố sẽ sang xin lỗi chú hàng xóm.
Nhưng người bố này vẫn ra hình phạt cho con là phải quét sân, tưới nước cho cây, cắt xem TV trong 1 tuần. Thực tế cách xử lý giống như người cha này bình tĩnh hỏi lý do và giảng giải là không nhiều. Bởi khi mọi người tức giận, họ thường không quan tâm đến bất cứ điều gì.
Họ trực tiếp sử dụng bạo lực giải tỏa hoặc gây tổn thương tới những đứa trẻ. Cha mẹ chỉ biết rằng "nhỏ ăn cắp kim, lớn ăn cắp vàng", nhưng thực tế những đứa trẻ không hiểu rõ lắm khái niệm về tiền khi còn nhỏ.
2. Bảo Minh không may mắn như vậy. Khi cậu bé lên 5 tuổi, có 1 lần đã lấy trộm của bố 100k để mua đồ ăn cho các bạn cùng lớp. Khi trở về nhà, cậu ấy đã bị bố mình đánh đập.
Bố Bảo Minh không giảng giải nhiều cho con trai mà liền sử dụng cách đơn giản để kỷ luật đứa trẻ: đòn roi.
Điều này không giúp cho Bảo Minh hiểu rằng việc lấy tiền mà không có sự đồng ý của cha mẹ là sai. Bởi trước đây, bố thường nói với cậu bé rằng: sau này, mọi thứ trong nhà đều là của Bảo Minh. Bố mẹ làm lụng kiếm tiền cũng là vì Bảo Minh.
Vậy tại sao cậu lấy 100k lại khiến bố tức giận? Bảo Minh cảm thấy rõ ràng bố đã nói dối, cậu dần dần không còn tin vào lời nói của ông nữa và trở nên nổi loạn.
Bảo Minh thấy mất niềm tin vào bố và dần trở nên nổi loạn. (Ảnh minh họa)
Trong nhận thức của trẻ, không có gì sai khi sử dụng tiền từ cha mẹ. 5 tuổi, các con còn quá nhỏ để hiểu được ý nghĩa của hành động xin phép trước hay sau khi sử dụng tiền của người khác.
Còn phụ huynh thì khẳng định đó là sai lầm liền dùng hành động cứng rắn khiến con sợ, lần sau không tái phạm. Nhưng cách làm này khiến đứa trẻ miễn cưỡng thừa nhận bản thân sai còn trong lòng lại không phục. Lâu dần, các con sẽ sinh ra cảm giác cực đoan.
Làm thế nào khi con phạm sai lầm?
Nếu phát hiện ra con mắc sai lầm, phá vỡ các quy tắc, trước hết hãy nói chuyện với trẻ bằng thái độ hòa nhã và thể hiện sự quan tâm đúng mực. Hãy giữ bình tĩnh, tránh la hét và đánh đòn trẻ bất kể tình huống đó tệ đến cỡ nào.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên chỉ ra những sai lầm của con, nhắc nhở chúng không được mắc những lỗi lầm tương tự. Hãy dùng 1 vài hình phạt gì đó phù hợp thay vì đòn roi. Những đứa trẻ chắc chắn sẽ hiểu được hành vi của mình và cố gắng không tái phạm.