Ấn Độ phát triển thành công nguyên mẫu pháo ray điện từ

TUẤN SƠN |

Theo thông tin từ Cơ quan Nghiên cứu và thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO), các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã phát triển thành công pháo ray điện từ - EMRG có khả năng tạo ra sơ tốc đầu nòng tới Mach 6 (gấp 6 lần tốc độ âm thanh).

Giới chức quân đội Ấn Độ kỳ vọng, công nghệ EMRG cùng với vũ khí la-de trong tương lai sẽ được áp dụng trong lĩnh vực hải quân thay thế cho các loại hải pháo và tên lửa truyền thống.

DRDO cho biết, vụ thử EMRG đã được thực hiện với nòng pháo cỡ nòng 12mm và đã bắn một viên đạn nặng 1kg đạt tới vận tốc 2.000m/giây với lực đẩy đạt 10 Megajoule. Trong tương lai gần, cỡ nòng EMRG sẽ được nâng lên 30mm.

Về nguyên lý, pháo ray điện từ sử dụng nguyên lý đảo chiều từ trường để tạo lực đẩy điện tử cực lớn giúp tạo sơ tốc cực lớn cho đầu đạn (xuyên phá động năng) nằm giữa hai ray điện. Đây là yếu tố không thể có được trên các dòng pháo binh hiện tại sử dụng thuốc phóng truyền thống.

Giới chuyên gia quân sự Ấn Độ nhận định, New Delhi đang đạt được những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực EMRG. “Công nghệ EMRG có những điểm mạnh mà không loại vũ khí nào có được. Nó có thể triển khai ở bất kỳ đâu theo mong muốn của các nhà quân sự”, chuyên gia về công nghệ tên lửa Rajiv Nayan thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, đánh giá.

Trong tương lai, công nghệ này có thể thay đổi cách thức tác chiến của Quân đội Ấn Độ.

“Dù mới chỉ ở những giai đoạn phát triển đầu tiên, nhưng trong tương lai, EMRG rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới cách tiếp cận và học thuyết chiến tranh của Ấn Độ”, chuyên gia an ninh Ajey Lele thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ nhận định.

Giới chức Hải quân Ấn Độ đánh giá, EMRG trong tương lai sẽ được sử dụng như một loại vũ khí tầm xa, có độ chính xác cao, uy lực và không thể ngăn chặn.

Hiện có nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi công nghệ pháo ray điện từ, nhưng đạt được thành công nhất hiện nay là Mỹ. Các nguyên mẫu pháo ray điện từ của Mỹ cung cấp động năng giúp viên đạn đạt tốc độ bay tới Mach 7,8 (7.200-9.000km/giờ) và tầm bắn đạt 200km. Một số mẫu đã bắn hơn 1.000 lần thành công.

Tuy có nhiều lợi thế, nhưng pháo ray điện từ cũng có nhiều yếu điểm kỹ thuật mà công nghệ ngày nay chưa thể khắc phục triệt để như: Cần quá nhiều năng lượng khi hoạt động, nòng pháo nóng lên cực nhanh do nhiệt lượng tạo gia tốc cho viên đạn gây ảnh hưởng tới hình dáng của vật liệu, cùng nhiều vấn đề liên quan tới vật liệu chế tạo khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại