Ấn Độ “mạnh tay” chi 1,4 tỷ USD cho nhiệm vụ đầu tiên trên vũ trụ

Cẩm Mai |

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sẽ cử một phi hành đoàn lên vũ trụ vào năm 2022.

Dự kiến, tổng chi phí cho sứ mệnh không gian của Ấn Độ là 1,4 tỷ đô la, ít hơn đáng kể so số tiền Mỹ và Nga chi cho những sứ mệnh tương tự. Ấn Độ sẽ đưa một phi hành đoàn 3 người chu du bằng tàu vũ trụ trong quỹ đạo cách Trái Đất 300 đến 400 km, mất 5 đến 7 ngày.

Ấn Độ “mạnh tay” chi 1,4 tỷ USD cho nhiệm vụ đầu tiên trên vũ trụ - Ảnh 1.

Hình minh họa (nguồn: Internet).

Cơ quan ISRO được biết đến với các chương trình khám phá vũ trụ chi phí thấp. Tổ chức này đã vươn lên nổi tiếng toàn cầu vào năm 2014 sau sứ mệnh Mangalyaan - tên một vệ tinh được đưa lên Sao Hỏa với chi phí thấp hơn 10 lần so với dự án tương tự của NASA.Vệ tinh Mangalyaan đã hoàn thành 1.000 ngày trên quỹ đạo của Sao Hỏa vào tháng 6 năm ngoái.

Hiện nay, Ấn Độ gặp nhiều vấn đề cấp bách hơn cần quan tâm, như cơ sở hạ tầng cho các thành phố, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người dân. Nhưng tại sao chính phủ chi 1,4 tỷ đô la cho một sứ mệnh vũ trụ?

Câu trả lời rất dễ hiểu. Đơn giản, Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc không gian, không chỉ vì niềm tự hào dân tộc, mà còn là dấu ấn cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Ấn Độ trên toàn cầu.

Và đây cũng không phải là sứ mệnh vũ trụ đầu tiên của Ấn Độ. Ngoài vụ phóng vệ tinh lên Sao Hỏa, Ấn Độ đã phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-1 đi khám phá bề mặt Mặt Trăng.

Ấn Độ “mạnh tay” chi 1,4 tỷ USD cho nhiệm vụ đầu tiên trên vũ trụ - Ảnh 2.

Mặt Trăng (nguồn: Accu Weather).

Tuy nhiên, việc thực hiện thành công các sứ mệnh vũ trụ là kỳ tích hiếm có. Cho đến nay, mới chỉ có ba quốc gia Mỹ, Nga và Trung Quốc đạt được. Thật thú vị, Đan Mạch cũng tham gia cuộc đua lên vũ trụ bằng nhiệm vụ dự kiến thực hiện vào năm 2022.

Ngoài ra, còn có một lý do khác quan trọng hơn, là Ấn Độ muốn đưa con người lên vũ trụ, khai thác nhiên liệu trên Mặt Trăng. Cho nên, sứ mệnh vũ trụ của Ấn Độ ẩn chứa nhiều tham vọng.

Chính phủ Ấn Độ muốn đánh giá tính khả thi của việc khai thác nhiên liệu hạt nhân không chất thải ở phía nam Mặt Trăng.

Trong chương trình Chandrayaan-2, ISRO dự kiến sẽ đưa một tàu thăm dò lên Mặt Trăng vào đầu năm 2019 để phân tích các mẫu đất đá trên bề mặt để khai thác helium-3 - một đồng vị trị giá hàng nghìn tỷ đô la được cho là có nhiều trên Mặt Trăng vì gió Mặt Trời.

Chương trình vũ trụ Apollo của NASA lần đầu tiên phát hiện ra đồng vị helium-3 không phóng xạ, không chất thải khi được hợp nhất bằng phản ứng hạt nhân.Nếu khai thác được helium-3 thì nó có thể cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho Trái Đất.

Tàu thăm dò Chandrayaan-2 sẽ dành hai tuần trong vòng bán kính 400m quanh Mặt Trăng. Sau cuộc đổ bộ của tàu thăm dò, ISRO còn có kế hoạch phóng một trạm không gian lên quỹ đạo. Đỉnh cao chương trình vũ trụ của ISRO là phóng tàu vũ trụ có người lái lên Mặt Trăng.

Nguồn bài: Business Insider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại