Ngày 18/3, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ trích dẫn báo cáo của Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Subhash Bhamre trong cuộc họp tại Hạ viện nước này mới đây công bố con số trên.
Theo báo cáo trên, Mỹ đứng đầu danh sách các đối tác Ấn Độ ký kết hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quốc phòng với 9 hợp đồng, tiếp đó lần lượt là Israel (7) Anh (5), Nga (4), Đức (3), Thụy Điển (3) và Pháp (2).
Báo cáo của ông Bhamre cho rằng chính sách phát triển quốc phòng được thúc đẩy bởi sáng kiến "sản xuất tại Ấn Độ" và hướng tới việc tăng cường sản xuất các vũ khí và thiết bị quốc phòng trong nước, kết hợp với mua sắm mới.
Các thủ tục để thiết kế, phát triển và chế tạo thiết bị quốc phòng được đơn giản hóa với 90% nguồn kinh phí từ chính phủ. Việc ban hành giấy phép sản xuất công nghiệp quốc phòng cũng đã được nới lỏng, theo đó thời hạn của giấy phép được tăng từ 3 năm lên 15 năm và được xem xét gia hạn thêm 3 năm đối với từng trường hợp cụ thể.
Các chính sách này đang góp phần tạo ra "sân chơi bình đẳng" cho các nhà sản xuất công nghiệp của Ấn Độ và nước ngoài, thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành kinh tế tư nhân vào lĩnh vực này.