Quân đội Ấn Độ đã đồng ý mua khoảng 350 xe tăng hạng nhẹ từ một nhà sản xuất toàn cầu trong bối cảnh nước này đang cố gắng chạy đua vũ trang với Trung Quốc - quốc gia đã sử dụng xe tăng hạng nhẹ mới của mình, Type 15, ở Ladakh từ năm ngoái. Hai quốc gia châu Á đã tăng cường quân đội và vũ khí vào khu vực Himalaya khi các cuộc đàm phán về việc từ bỏ khu vực phía đông Ladakh không mang lại hiệu quả.
"Các lựa chọn bao gồm Sprut-SDM2S25M của Nga, Hanwha K21-105 của Hàn Quốc và Sabrah của Elbit Systems, Israel. Với số lượng đơn đặt hàng lớn, một số đối thủ cạnh tranh khác có thể xuất hiện. Mặc dù vậy, ba lựa chọn đầu tiên là những lựa chọn thực tế dựa trên nhu cầu trước mắt của Quân đội Ấn Độ," nhà phân tích quốc phòng có trụ sở tại Delhi, Chuẩn tướng (Ret.) Rahul Bhonsle nói với Sputnik.
Lục quân Ấn Độ có phần ưa thích Sprut 18 tấn vì đây là loại xe chống tăng tự hành có pháo giống với xe tăng T-90. Sprut, loại nhẹ, cũng lắp được súng nòng trơn 125mm đáng gờm được sử dụng bởi T-72 và T-90, có nghĩa là Quân đội Ấn Độ không cần thay đạn. Các nhà sản xuất Nga đã nâng cấp động cơ mang lại khả năng cơ động tốt trong mọi điều kiện.
Do đó, Sprut có thể chiếm ưu thế trong các cuộc cạnh tranh toàn cầu. Được biết, quân đội Ấn Độ muốn tăng cường "nền tảng phương tiện chiến đấu thế hệ mới, khoảng 350 xe tăng hạng nhẹ theo từng giai đoạn, cùng với dịch vụ hậu cần dựa trên hiệu suất, công nghệ thích hợp, gói hỗ trợ kỹ thuật cùng những yêu cầu về bảo trì và đào tạo khác."
Ấn Độ dự định mua xe tăng của Nga để chạy đua vũ trang với Trung Quốc. (Nguồn: Sputniknews)
Ấn Độ đã gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực phía đông Ladakh bằng cách gửi đến đây rất nhiều xe tăng T-90 hạng nặng, nặng khoảng 46 tấn, cũng như xe tăng T-72, nặng khoảng 45 tấn.
Với số lượng xe tăng hạng nhẹ mà Ấn Độ có kế hoạch mua sắm, Rahul Bhonsle cho biết dự kiến sẽ có một sư đoàn xe tăng thường trực trong khu vực tranh chấp gần Ranh giới.
"Tuy nhiên, mô hình triển khai có thể là ở các đơn vị chiến thuật nhỏ hơn," ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, Hanwha của Hàn Quốc cũng đã tiếp cận Quân đội Ấn Độ với một số ưu đãi hấp dẫn với xe tăng K21-105, bao gồm cả sản xuất bản địa. Ngoài ra, DRDO do chính phủ điều hành cũng đang phát triển một phiên bản hạng nhẹ của lựu pháo tự hành K9 'Vajra' 155mm gắn trên xe tăng 35 tấn.
Ấn Độ và Trung Quốc đang duy trì việc triển khai hàng nghìn binh lính, xe tăng và pháo binh ở cự ly gần sau khi các cuộc đàm phán nhằm rút lui và giảm leo thang đổ vỡ vào ngày 9/4.
Ngay sau đó, Ấn Độ đã triển khai tất cả các máy bay chiến đấu chính của mình, bao gồm cả những chiếc Rafales mới do hãng Dassault của Pháp sản xuất, ở khu vực phía đông Ladakh. Đồng thời, Trung Quốc cũng đáp trả bằng cách thực hiện một loạt cuộc tập trận quân sự ở khu vực biên giới.