American Airlines đầu tư vào máy bay chở khách siêu thanh

Quân Bảo |

Máy bay siêu thanh Concorde từng có giá vé 12.000 USD và đến năm 2003, Concorde không còn cất cánh. Giờ đây, Boom hy vọng sẽ khiến các chuyến bay siêu thanh cất cánh trở lại.

Máy bay siêu thanh Concorde từng có giá vé 12.000 USD.

Máy bay siêu thanh Concorde từng có giá vé 12.000 USD.

American Airlines đã cọc một khoản tiền không hoàn lại để mua 20 máy bay chở khách siêu thanh của hãng Boom Supersonic. Đây là đơn hàng lớn nhất của hãng Boom, nhưng gần như chưa thể giao liền. Với tên gọi Overture, mẫu máy bay được cho là có giá 200 triệu USD hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Boom cho biết máy bay phản lực của họ sẽ có sức chứa 80 hành khách và bay nhanh gấp 2 lần so với máy bay thương mại. Hành khách có thể bay từ Miami đến London trong năm giờ hoặc từ Los Angeles đến Honolulu trong ba giờ. Ngoài ra, Boom cho biết Overture sẽ là mẫu máy bay trung tính carbon và chạy bằng nhiên liệu bền vững.

Cho đến nay Boom đã nhận được tổng cộng 35 đơn đặt hàng Overture - cộng với 130 đơn đặt hàng trước và các tùy chọn - từ một số hãng hàng không lớn. Virgin đã đặt 10 máy bay phản lực với giá 2 tỷ USD vào năm 2016, Japan Airlines đầu tư 10 triệu USD và đặt trước 20 máy bay vào năm 2017.

Tháng 6 năm ngoái, năm 2021, hãng bay lớn nhất nước Mỹ United Airlines cam kết mua 15 chiếc khi hãng đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí an toàn, vận hành và bền vững. Các chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch vào năm 2026, và các chuyến bay chở khách sẽ diễn ra trong năm 2029.

Ngoài United Airlines và Boom, một số doanh nghiệp khác cũng lên kế hoạch sản xuất và khai thác thương mại máy bay tốc độ cao.

American Airlines đầu tư vào máy bay chở khách siêu thanh - Ảnh 1.

Aerion cũng đang phát triển máy bay phản lực siêu thanh

Chẳng hạn Aerion (hậu thuẫn bởi Boeing) đang phát triển máy bay phản lực siêu thanh, dự kiến sản xuất tại Florida năm 2023 và sẵn sàng tung ra thị trường năm 2027. Ngoài ra công ty này còn tiết lộ ý tưởng ra đời máy bay thương mại bay gấp 4 lần tốc độ âm thanh. Hay NetJets, công ty máy bay phản lực của tỷ phú Warren Buffett, đã đặt mua 20 chiếc máy bay với giá 120 triệu USD/chiếc trong tuần này.

Tuy nhiên để có thể thực sự khai thác ổn những “chú chim sắt” tốc độ cao này, các hãng hàng không và nhà sản xuất vẫn có những khó khăn nhất định. Đầu tiên là việc thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu sạch (SAF). Do đó phải mở rộng quy mô sản xuất SAF đáng kể trong khoản thời gian tới để đáp ứng nhu cầu bay sạch.

Thứ hai là về tiếng ồn do máy bay siêu thanh gây ra. Những chiếc máy bay này tạo ra sóng xung kích chạm đất gây tiếng động rất lớn. Đó là lý do vì sao Cục Hàng không Liên bang FAA không cho bay qua đất liền. Vậy nên bài toán đặt ra là làm sao giảm thiểu đến mức thấp nhất tiếng ồn này.

NHƯ VẬY LÀ:

Máy bay chở khách siêu thanh vẫn chưa sẵn sàng cất cánh, nhưng nó không còn là giấc mơ viển vông. Mặc dù các chuyên gia cho rằng động cơ của Overture vẫn cần “hoạt động được” trước khi có thể phá vỡ rào cản âm thanh.

Ngành hàng không trước đây đã từng cung cấp các chuyến bay siêu thanh. Anh và Pháp đã phát triển Concorde - máy bay thương mại chở khách siêu thanh đầu tiên - và thực tế đã thực hiện nhiều chuyến bay trong nhiều thập kỷ.

Thử thách? Nó đốt cháy nhiên liệu khủng khiếp, nhiều đến mức vé khứ hồi từng có giá lên tới 12.000 USD. Vậy nên đến năm 2003, Concorde không còn cất cánh. Giờ đây, Boom hy vọng các vật liệu hiện đại và tính bền vững sẽ khiến các chuyến bay siêu thanh cất cánh trở lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại