Chắc chắn không ai không biết phi công, phi hành gia đầu tiên của nước Nga cũng như của toàn thế giới Yuri Gagarin, người đầu tiên thực hiện 1 chuyến bay vào không gian vũ trụ vào năm 1961. Kể từ "chiến tích" phi thường đó, Gagarin được biết tới trên toàn thế giới và giành được rất nhiều huân chương, danh hiệu cao quý.
Và chỉ sau sứ mệnh lịch sử đó 1 năm, Yuri Gagarin trở thành Giám đốc đào tạo của Trung tâm đào tạo Phi hành gia ( Cosmonaut Training Centre). Quả thật, chuyến đi ghi dấu lịch sử đó đã mang lại cho Gagarin rất nhiều vinh quang dù cho ông qua đời ở tuổi 34 sau khi gặp tai nạn trong chiếc máy bay chiến đấu.
Yuri Gagarin trong bộ quần áo chuyên dụng.
Gagarin được vinh danh và sẽ được cả thể giới nhớ đến mãi như 1 người anh hùng. Nhưng cũng có 1 người anh hùng khác ẩn mình trong bóng tối, không được mấy người biết đến.
Người chúng tôi đang nói đến ở đây chính là: Sergey Pavlovich Korolyov, người được mệnh danh là "Phù thủy mang lại hào quang cho chương trình không gian Liên Xô".
Ông chính là người đặt nền móng đặt nền móng cho ngành hàng không vũ trụ Nga bằng chính kiến thức sâu rộng (Koroloyov từng được đào tạo bài bản để trở thành nhà thiết kế máy bay), khả năng lập kế hoạch tổng quát và phân phối thiết kế của mình.
Con người và sự nghiệp
Korolyov sinh 12/1/1907 tại thành phố Zhytomyr, ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ mình là 1 đứa trẻ có năng khiếu cũng như đam mê lớn về kỹ thuật, đặc biệt là ngành kỹ thuật hàng không còn non trẻ bấy giờ.
Tốt nghiệp năm 1929, Korolyov là việc tại Cục thiết kế hàng không số 4, chỉ 1 năm sau, ông trở thành kỹ sư trưởng của 1 nhóm thiết kế, chế tạo máy bay ném bom hạng nặng khi mới chỉ 23 tuổi.
Bốn năm sau, nhóm của ông phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên. Cũng trong năm này, ông được phong làm phó giám đốc dự án nghiên cứu chuyển động phản lực, nhiệm vụ của họ là chế tạo, phát triển tên lửa hành trình, tàu lượn động cơ phản lực có người lái. Đối với chàng thanh niên chưa đầy 30 tuổi, đây quả là 1 trách nhiệm nặng nề.
Korolyov (ngoài cùng bên trái) và 2 đồng nghiệp
Nhưng bằng tài năng, nhiệt huyết và niềm đam mê vô hạn của mình, Korolyov đã thành công và được công nhận, chỉ 3 năm sau, ông trở thành người cao nhất tại Viện nghiên cứu Sức đẩy Phản lực của Liên Xô.
Tuy nhiên, cuộc đời không phải con đường trải đầy hoa hồng. Năm 1938, ông bị đối thủ tố cáo cản trở việc nghiên cứu, cuối cùng phải trải qua cảnh lao lý, tù đày.
Tù tội suốt 8 năm ròng, sau khi ra tù, Korolyov lại tiếp tục công việc nghiên cứu và niềm đam mê của mình đối với ngành hàng không vũ trụ.
Trong thế chiến 2, ông có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thiết kế, chế tạo máy bay quân sự và các động cơ phản lực nên được phong hàm Đại tá. Ngay sau đó, ông và nhóm của mình nghiên cứu thành công tên lửa đạo đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7.
Và đó cũng chính là tên lửa đẩy được dùng để phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik lên vũ trụ. Sau thành công này, chính phủ đã cho phép Korolyov và 1 học trò tập trung vào chương trình thám hiểm Mặt Trăng.
Dưới sự dẫn dắt cũng như tài năng không thể phủ nhận của Korolyov, chương trình vũ trụ của Liên Xô liên tục có được những thành công vang dội, vượt qua đối thủ chính là Mỹ trong cuộc chạy đua không gian và phát triển tàu vũ trụ.
Điển hình trong các thành công đó là chuyến bay năm 1957 đưa chú cho Laika, sinh vật sống đầu tiên vào vũ trụ. Hay đỉnh cao sự nghiệp của ông là chuyến bay không thể xuất sắc hơn của Yuri Gagarin, con người đầu tiên chinh phục không gian. Rồi tiếp theo là chuyến đi của Alexei Leonov, người đầu tiên thực hiện các hoạt động trong không gian, phía bên ngoài phi thuyền.
Sergey Korolyov trên một con tem năm 1969
Sau những thành công vang dội đó, Korolyov còn lên hàng loạt kế hoạch cho chiến dịch đưa người lên Mặt Trăng. Chỉ tiếc rằng, đến đầu năm 1966, nhà khoa học lỗi lạc, vị "Kỹ sư trưởng của ngành hàng không vũ trụ Nga" đã qua đời vì sức khỏe quá yếu do những năm tháng lao tù hồi xưa.
Công lao của ông được chính phủ ghi nhận bằng vô số huân chương danh giá cũng như danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động, Giải thưởng Lenin, Huân chương Lenin và ông cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Xô viết từ những năm 1958.
Có thể nói nếu không có người hùng thầm lặng như Korolyov thì sẽ không thể có những anh hùng ngoài ánh sáng như Gagarin hay Leonov!
Tham khảo nhiều nguồn