Ai cũng biết thành ngữ: "Vắng như chùa bà Đanh"! Thế vì sao lại có câu nói đó?

Gabe |

"Vắng như chùa bà Đanh" là câu thành ngữ dân gian để chỉ sự vắng vẻ, đìu hiu. Đó là câu chúng ta vẫn dùng thường ngày, nhưng liệu bạn có biết nó ra đời như thế nào không?

Chùa bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn Tự, là một ngôi chùa rất linh thiêng. Ở đây, ngoài thờ Phật, còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian (Tứ Pháp bao gồm: Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Lôi - mẹ Sét, Pháp Vũ - mẹ Mưa và Pháp Điện - mẹ Chớp).

Nơi đây là quần thể những kiến trúc độc đáo, tinh tế và vô cùng đẹp mắt, điển hình của kiến trúc cổ xưa với những chi tiết chạm khắc tinh xảo. Nhưng dù được coi là thắng cảnh nổi tiếng, Bảo Sơn Tự lại gắn liền với thành ngữ: "Vắng như chùa bà Đanh".

Vậy vì sao 1 ngôi chùa đẹp, linh thiêng lại vắng vẻ, đìu hiu đến như vậy?

Sự tích "Vắng như chùa bà Đanh"

Để lý giải cho thành ngữ này, các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nổi tiếng nhất trong số đó là do chùa bà Đanh rất linh thiêng. Người dân địa phương thường kể lại rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Chính vì lẽ đó mà càng ngày càng ít người dám đến thờ cúng do sợ "vạ từ miệng mà ra".

Ai cũng biết thành ngữ: Vắng như chùa bà Đanh! Thế vì sao lại có câu nói đó? - Ảnh 1.

Ảnh: Internet - Phong Vinh

Cũng có những người cho rằng, phần do linh thiêng, phần do ngày trước, xung quanh chùa bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ, hay tấn công con người, cộng thêm con đường đi lại khó khăn bất tiện (thường phải đi đường sông dể tránh thú dữ) nên càng ngày càng vắng vẻ, ít người lui tới.

Thực tế, còn rất nhiều giai thoại được dân gian truyền miệng nhưng hầu hết đều bị thời gian làm phôi pha hết. Ngày nay, các sự tích đều mang tính tham khảo, tương đối do có nhiều dị bản khác nhau, khó chính xác hoàn toàn.

Ai cũng biết thành ngữ: Vắng như chùa bà Đanh! Thế vì sao lại có câu nói đó? - Ảnh 2.

Ảnh: Internet - Phong Vinh

Có nhiều nhiều giai thoại xung quanh ngôi chùa, được nhiều người biết đến nhất vẫn là: "Bà Đanh còn có tên Nôm là Bà Đậu, vốn là 1 người phụ nữ trong làng. Khi dân làng Đanh Xá rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng nên mới yên ổn làm ăn.

Chuyện này đến tai Trạng Quỳnh, ông bất bình mà trách móc, đã là Phật thì chớ hại sinh linh. Là Phật không được thờ cũng phải phù hộ chứ chưa được thờ lại nổi mưa to gió lớn hại trăm họ…?".Tuy nhiên, Bà chúa Đanh trong tâm thức nhân dân địa phương chính là biểu trưng cho sự phồn thịnh, no đủ, yên ấm.

Ai cũng biết thành ngữ: Vắng như chùa bà Đanh! Thế vì sao lại có câu nói đó? - Ảnh 3.

Ảnh: Internet - Phong Vinh

Dù chùa bà Đanh dẫu có vắng vẻ, có phần cô tịch nhưng chính điều đó lại làm nên 1 vẻ đẹp mà những ngôi chùa khác hiếm có được, đó là sự thanh tịnh, yên bình đem đến không khí thanh khiết trong lành cho khách thập phương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại