Ác mộng Trung Đông: Israel "làm liều", Nga nổi giận châm ngòi đại chiến

Hải Vy |

Theo nhà phân tích Michael Peck, một trong những lý do khiến Israel không sử dụng máy bay chiến đấu tấn công sân bay quân sự gần Damascus (Syria) là lo ngại phải đối đầu với Nga.

Tin tức Israel tấn công vào các mục tiêu ở Syria đã không còn là điều gì xa lạ. Trong những năm qua, Không quân Israel thường xuyên "ghé thăm" Syria, tấn công các đoàn xe chở vũ khí Iran cho Hezbollah, hay phá hủy một lò phản ứng hạt nhân của Syria vào năm 2007.

Tuy nhiên trong lần gần đây nhất, truyền thông Syria đưa tin Israel đã bắn tên lửa đất-đối-đất nhằm vào một sân bay quân sự của nước này. Đáng chú là sân bay này nằm gần Damascus, cách biên giới Israel ít nhất 40km.

Nếu đích thực có cuộc tấn công này và Israel không xác nhận cũng không phủ nhận vụ việc thì điều đó có nghĩa là gì?

Trước hết, tên lửa có thể vươn tới Damascus sẽ không thể là loại rocket chống tăng mà quân đội Israel dùng để tấn công các tay súng Hezbollah hoặc IS ở biên giới.

Theo nhà phân tích Michael Peck trên tạp chí National Interest, khả năng lớn đó là tên lửa tấn công ngoài tầm phòng không điểm hoặc một loại vũ khí dẫn đường tối mật mà Israel chưa từng sử dụng trước đây. Và có lẽ Jerusalem sẽ không "điên" đến mức dùng tới tên lửa đạn đạo hạt nhân Jericho.

Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Ron Ben-Yishai đặt ra một câu hỏi khác: "Tại sao lần này Israel dùng tên lửa, thay vì máy bay để tấn công như thường lệ?"

"Ném bom chính xác thường rẻ hơn bắn tên lửa đối đất", Ben-Yishai viết, "một quả rocket chính xác có chi phí cao hơn hẳn so với loại đạn chính xác mà máy bay sử dụng, ngay cả khi đã tính tới chi phí hoạt động của máy bay và viên phi công. Vì thế, nếu như Israel thực sự dùng tới tên lửa đất-đối-đất như truyền thông Syria tuyên bố thì ắt hẳn họ phải có lý do".

Theo ông Ron Ben-Yishai, lý do ở đây chính là hệ thống radar của Nga.

"Nếu Israel triển khai máy bay để thực hiện nhiệm vụ, chúng sẽ không phải đi vào lãnh thổ Syria để tấn công căn cứ không quân, mà chỉ cần bay trên biển hoặc trên lãnh thổ Li-băng.

Tuy nhiên, các hệ thống radar tầm xa nhạy bén mà Nga đã mang tới Syria sẽ có khả năng phát hiện ra máy bay của Không quân Israel trong khu vực. Thậm chí có khả năng Nga sẽ phát tín hiệu cảnh báo tới các tổ hợp tên lửa phòng không của Syria.

Theo các báo cáo trước đó, những hệ thống này từng tìm cách bắn máy bay Israel khi chúng thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn việc tiếp ứng vũ khí cho Hezbollah".

Bên cạnh đó, ông Ben-Yishai cho rằng, một lý do khác có thể là hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) S-400, S-300 và S-300VM của Nga tại Syria. Sự hiện diện của các tổ hợp tên lửa này có thể đã ngăn máy bay Israel tiếp cận không phận Syria.

Ác mộng Trung Đông: Israel làm liều, Nga nổi giận châm ngòi đại chiến - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-400 tại căn cứ Hmeymim, Syria.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Michael Peck, còn có một khả năng khác mà ông Ben-Yishai không đề cập tới. Đó là khả năng máy bay Nga và Israel đối đầu. Tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra, thực tế cho thấy các chiến đấu cơ Nga cũng từng có lần chạm trán máy bay Mỹ tham chiến chống IS tại Syria.

Giả sử máy bay Israel "vô tình" ném bom trúng lực lượng Nga, máy bay chiến đấu và các hệ thống tên lửa SAM của Nga báo động tấn công đáp trả, sau đó Israel huy động thêm nhiều chiến đấu cơ tới giải cứu các máy bay bị bao vây và hạ gục các tổ hợp SAM này thì có lẽ đây sẽ là một ngày vô vùng, vô cùng tồi tệ đối với tất cả các bên liên quan.

Mỹ đã chuyển giao 2 chiếc F-35 đầu tiên cho Không quân Israel. Nếu sự hiện diện của máy bay và các tổ hợp SAM của Nga thúc đẩy Israel sử dụng máy bay tàng hình ở Syria thì đổi lại, liệu điều này có kích động Moscow triển khai thêm nhiều hệ thống phòng không tinh vi hơn tới đây?

Ác mộng Trung Đông: Israel làm liều, Nga nổi giận châm ngòi đại chiến - Ảnh 2.

Đồ họa vụ không kích cơ sở hạt nhân Osirak.

Vấn đề nằm ở chỗ, sau khi phá tan cơ sở hạt nhân Osirak của Iraq, Israel từ lâu luôn cho rằng, sẽ khôn ngoan hơn cả nếu vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm năng trước khi chúng trở thành mối đe dọa thực sự.

Giả sử tình báo Israel phát hiện vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iran đang được vận chuyển qua Syria để tới tay Hezbollah ở Li-băng, một câu hỏi cần đặt ra là: Liệu Jerusalem có chịu khoanh tay đứng nhìn? Với nước này, diệt trừ mối đe dọa đó có đáng để họ đánh đổi một cuộc đối đầu với Nga?

Câu hỏi này thật sự khó trả lời. Nhưng theo nhà phân tích Michael Peck, các bên cần phải nhận thức được rằng, một cuộc chiến tranh tại Syria đã là quá đủ và chúng ta không cần tới tận 2 cuộc chiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại