Đó là phản ứng của ông Micheal Fallon với chuyến thăm của tướng Khalifa Haftar đến tàu sân bay Nga Kuznetsov. Ngay lập tức Bộ trưởng BQP Nga Sergei Shoigu đáp trả như sau:
"Hình như trên phù hiệu Anh Quốc có một con sư tử, đúng không? Có một câu ngạn ngữ cổ rằng: 'Tất cả sư tử đều là loài mèo, nhưng không phải tất cả mèo đều là sư tử'.
Với điều này trong tâm trí, chúng tôi khuyên các đồng nghiệp Phương Tây tự hiểu sở thú của họ trong khu bảo tồn Châu Âu, vì chúng tôi thấy có một con thú chưa trưởng thành lại có thể trỏ đến một con gấu".
Phải công nhận một điều rằng, người Anh có tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên, muốn hay không muốn là vấn đề của EU, NATO, của châu Âu mà không là gì của Nga. Nga có khả năng nói KHÔNG với bất kỳ ai và làm những gì họ muốn.
Còn vấn đề Libya thì "Gấu Nga" có thò chân vào hay không chỉ là vấn đề thời gian bất luận Anh quốc muốn hay không muốn.
Tại sao người Anh lo sợ?
Syria là tâm điểm của cuộc chiến địa chính trị khốc liệt của Nga với M - Phương Tây trên bình diện khu vực Trung Đông và châu Âu. Do vậy làm chủ được cuộc chiến tại Syria là một thắng lợi cho bất cứ bên nào trong một sân chơi lớn: Kiểm soát Địa Trung Hải.
Bởi vậy, Địa Trung Hải là ở trung tâm của một trò chơi địa chiến lược rất lớn, nhiều mặt, xung quanh Syria.
Nếu bờ Đông, bờ Tây Nam Địa Trung Hải đã có sự hiện diện vững chắc căn cứ quân sự Nga thì Nga hoàn toàn khống chế kênh đào Suez. Nếu như kênh đào Suez vì lý do gì đó bị đóng thì tuyến hàng hải duy nhất từ châu Phi, Trung Đông, châu Á đến châu Âu gần nhất, an toàn nhất là tuyến Biển Bắc do Nga quản lý.
Lực lượng LNA của tướng Haftar tiến về Thủ đô Tripoli.
Cuộc chiến Syria, đến giờ phút này, ở tầm nhìn chiến lược coi như đã ổn, nếu như không muốn nói là chiến thắng thuộc về Nga. Nga đã có bờ Đông Địa Trung Hải.
Vì thế, vấn đề quan trọng là phải chiếm lĩnh bờ Tây Nam Địa Trung Hải, nhưng muốn có bờ Tây Nam Địa Trung Hải, tức là Nga phải tạo ra các căn cứ quân sự ở thành phố ven biển Benghazi và cảng nước sâu quan trọng Tobruk, tương tự như Khmeimim và Tartus ở Syria… thì điểm đi đến tất yếu là Libya.
Người Anh vốn từng là một đế quốc mà thuộc địa của họ rộng đến nỗi "mặt trời chưa bao giờ lặn trên đất Anh" nên sự phán đoán của họ là không sai, sự lo lắng của họ là xác đáng, tiếng la thất thanh của họ phải được chú ý.
Gấu Nga đã thò chân vào Libya như thế nào…
Tại Libya, sau khi bị NATO phá nát, đã hình thành 2 lực lượng đối đầu: Quân đội quốc gia (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy và Chính phủ thống nhất Libya (GNA) đóng tại Tripoli. GNA được LHQ công nhận, nhưng chỉ là chính phủ chuyển tiếp, sau 2 năm phải tổ chức bầu cử thành lập một chính phủ thống nhất Libya.
Phe ủng hộ cho LNA gồm Pháp, UAE, Saudi, Ai Cập và Nga (không công khai). Phe ủng hộ cho GNA gồm Ý, Anh, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ (nhà bảo trợ chính). Riêng Hoa Kỳ, kỳ lạ là đến nay chưa công khai đứng về phía bên nào LNA hay GNA.
Không quân Libya trong tay tướng Haftar ở sân bay Benina, Benghazi.
Từ tháng 4/2019, LNA đã mở chiến dịch giải phóng Tripoli nhưng chưa dứt điểm được và buộc phải dừng lại vì sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ tháng 9 /2019, chiến dịch tiếp tục nổ ra và đến nay, tin cho hay, với sự giúp đỡ được cho là của Nga về vũ khí, trang bị, đặc biệt là lực lượng lính đánh thuê của các nhà thầu quân sự (PMC) Nga thì Tripoli đã đứng trước nguy cơ thất thủ.
Trong khi đó, vào cuối tháng 11/2019, Thổ Nhĩ Kỳ và GNA đã ký với nhau một thỏa thuận với 2 điểm chính: Thứ nhất là hợp tác quân sự, theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ viện trợ vũ khí trang bị, cố vấn và thậm chí quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ can thiệp vào Libya theo yêu cầu của GNA. Thứ hai là hợp tác kinh tế trên vùng EEZ của Libya và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính vì thế, trước nguy cơ GNA sụp đổ, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tay, quyết thực hiện cam kết để thực hiện trò chơi lớn của mình ở Libya. Tổng thống Erdogan đã đưa quân đánh thuê đến Libya từ Syria cùng vũ khí trang bị và một số binh sĩ, chuyên gia, kỹ thuật viên của Quân đội Thổ Nhhix Kỳ.
Phương Tây và dư luận đang chờ đợi một sự đối đầu quân sự không tránh khỏi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra tại Libya.
Trong tình thế sự hỗ trợ và can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ cứu nguy cho Tripoli là đã quá muộn và không thể đảo ngược… thì ngày 8/1/2020, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã có cuộc gặp tại Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại đây, một thỏa thuận, sáng kiến giải pháp chính trị cho hòa bình Libya được 2 Tổng thống Putin và Erdogan đưa ra với yêu cầu 2 bên, LNA và GNA ngừng bắn bắt đầu từ 00 giờ ngày 12/1/2020.
Về logic quân sự thì LNA như đã "dừng bước khi chiến thắng chỉ còn cách nửa bước" nên rất khó chấp nhận cho các lãnh đạo LNA. Thế nhưng, LNA, dù có phản ứng lai nhưng cũng đã đồng ý ngừng bắn, còn phía GNA, tất nhiên không nói ai cũng biết, họ "gật đầu" còn nhanh hơn "bổ củi".
Các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 được máy bay vận tải hạng nặng C-17A GlobeMaster III của Không quân UAE vận chuyển thẳng tới sân bay quốc tế Tripoli chuyển giao cho lực lượng LNA của tướng Haftar.
Vâng! Điều đáng quan tâm ở đây là việc GNA nghe lời Thổ Nhĩ Kỳ là đương nhiên vì công khai, Thổ Nhĩ Kỳ là nhà bảo trợ chính của GNA, nhưng LNA thì sao? Tại sao TT Putin thỏa thuận chắc "như đinh đóng cột" về lệnh ngừng bắn và sáng kiến hòa bình cho Libya?
Đến đây, câu trả lời đơn giản là LNA phụ thuộc rất lớn vào Nga và chính Nga là nhà bảo trợ chính của LNA mà trước đây Nga không công khai. Rằng lực lượng PMC Nga đã hỗ trợ rất lớn mang tính quyết định trong chiến thắng của LNA trước GNA vừa rồi là tin thật chứ không phải là tin đồn.
Nên biết, ngay từ năm 2018, Nga có 2 căn cứ quân sự ở thành phố ven biển Benghazi và cảng sâu Tobruk được bảo vệ bởi PMC của Nga, coi như người Nga đã hoàn thành bước một, chiến thuật "đánh chiếm đầu cầu" cho "chiến dịch đổ bộ" vào bờ Tây Nam Địa Trung Hải.
Do Moscow chưa công khai xuất hiện ở Libya như ở Syria, cho nên, sự hiện diện quân sự (PMC) của Nga ở đất nước này được giải thích chỉ gắn liền với hoạt động kinh tế của các tập đoàn nhà nước Nga nhằm mục tiêu: dầu và khí đốt, cũng như việc xây dựng đường sắt…
Nhưng bây giờ thời thế đã khác, khi được hỏi gần chục ngàn PMC tại Libya thì Tổng thống Nga Putin trả lời lấp lửng, rằng, đó là của tư nhân, Nga không trả tiền cho họ.
Kết luận vấn đề…
Cũng như tại Syria, Libya chỉ dành cho 2 người chơi lớn là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm 13/1, đứng đầu LNA và GNA đã đến Moscow để đàm phán thỏa thuận dưới sự chứng khiến của 2 Ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và các quan sát viên của UAE, Ai Cập, Saudi.
Rõ ràng, chiến lược vĩ đại của TT Putin đã trở thành một mô hình hợp tác thế giới. Ông trở thành người sáng lập hòa bình. Sau khi suôn sẻ đưa Syria vào tình thế ổn định, Putin ngay lập tức giải quyết cuộc khủng hoảng Bắc Phi ở "điểm chốt" Libya.
Điều gì xảy ra khi Libya có một chính phủ thống nhất với sự bảo trợ của Nga – Thổ Nhĩ Kỳ - Đức - Pháp? Điều biết chắc là người Anh và Ý chỉ có biểu cảm ngơ ngác nhìn.
Trong diễn biến mới nhất tại Moscow, Tướng Haftar đã không ký vào thỏa thuận với lý do "còn suy nghĩ thêm" và bỏ về. Tình huống này có 3 vấn đề xảy ra:
1. Nga chưa đủ ảnh hưởng mạnh đến Haftar;
2. Haftar bị áp lực mạnh của Pháp, Ai Cập... không đồng ý; và
3. Chính Nga đã yêu cầu Haftar không ký thỏa thuận.
Rất có thể khả năng vấn đề thứ 3 đã xảy ra vì liên quan đến chuyến thăm của Thủ tướng Đức Merkel. Trong cuộc gặp, Putin và Merkel đã thỏa thuận sẽ tiến hành một hội nghị về hòa bình cho Libya tại Berlin nhưng nếu như Thỏa thuận của Nga và TNK được ký thì hội nghị tại Berlin là không có ý nghĩa.
Nga muốn bảo vệ mối quan hệ Đức - Nga đang mới "lên men", nâng cao vị trí Đức nên hy sinh những cái nhỏ. Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra tức giận nhưng Nga chưa có ý kiến, bình luận gì. Dù sao thì Nga cũng phải cần Libya, sửa sai lầm đã mắc phải năm 2011.
Tiến về Libya là nhu cầu tất yếu chiến lược của Nga và cú "chốt hạ" thần sầu từ TT Putin đã ngày một hiện rõ.