Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những bức tranh ẩn trong 9 kiệt tác hội họa thế giới.
1/ Ô vuông đen trong tranh của họa sĩ Kazimir Malevich
Bức tranh này gây ra tranh cãi trái chiều vào năm 2015 - đúng 100 năm sau khi nó ra đời. Các nhà nghiên cứu thấy dưới lớp sơn màu đen, có mấy bức tranh ẩn.
Hơn thế nữa, mỗi bức tranh này có phong cách nghệ thuật khác nhau. Tranh đầu tiên là theo phong cách chủ nghĩa tương lai. Tranh thứ hai nằm ngay bên dưới hình vuông màu đen theo trường phái siêu tưởng.
Vì vậy, theo một số nhà nghiên cứu, 3 hình ảnh chồng lên nhau tượng trưng cho sự chuyển đổi phong cách của họa sĩ.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã tìm thấy và giải mã dòng chữ trong bức tranh, viết rằng: Trận chiến của người da đen trong hang tối. Họ cho rằng nó giống với bức tranh đã bị mất của Alphonse Allet, là một hình chữ nhật màu đen.
2/ Bức tranh "Cô gái bế con kỳ lân" của họa sĩ Raffaello Sanzio
Ban đầu, họa sĩ vẽ cô gái nhưng sau đó quyết định biến cô thành thần tiên. Nên họa sĩ đã vẽ thêm vào một vài chi tiết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lúc đầu, cô gái ôm con chó nhỏ trên tay. Họa sĩ Raffaello chỉ vẽ cô gái, bầu trời và phong cảnh, các chi tiết khác (như cột và con chó) do họa sĩ khác vẽ thêm vào.
3/ Bức tranh "L’Angelus" của họa sĩ Jean-François Millet
Ông không hài lòng với bức tranh nên đã vẽ đi vẽ lại nhân vật trong tranh hơn 60 lần. Nhưng ông vẫn không thể hiểu tại sao người đàn ông và người phụ nữ lại buồn như vậy.
Cuối cùng, Dali đã nhờ các chuyên gia bảo tàng Louvre (Pháp) nghiên cứu bức tranh. Họ đã thấy một lớp ẩn trong bức tranh, chỗ đứa trẻ chết, không được rửa tội được chôn trên cánh đồng.
Sau đó, họ tìm thấy trong hồi ký của họa sĩ Millet tiết lộ bức tranh ban đầu được gọi là Tang lễ của đứa trẻ trên cánh đồng, nhưng nó đã được đổi tên để bán tranh.
Phát hiện cái chết của đứa trẻ tội nghiệp đã giải thích thắc mắc của ông Dali vì sao người đàn ông và người phụ nữ lại buồn.
4/ Bức tranh "Ông lão mặc quân phục" của họa sĩ Rembrandt Harmenszoon van Rijn
Năm 1968, các nghiên cứu đã khám phá ra bức chân dung thứ hai ẩn sâu trong tranh của họa sĩ Rembrandt Harmenszoon van Rijn.
Nhưng nhờ công nghệ mới mà vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã thấy chi tiết hơn. Ẩn sâu chân dung ông lão mặc quân phục, được cho là bố của họa sĩ, là bức chân dung thứ hai không biết họa sĩ vẽ người nào.
5/ "Bức tranh "Đám cỏ" của họa sĩ Vincent van Gogh
Vào năm 2008, các nhà khoa học Bỉ và Hà Lan đã thấy lớp ẩn trong một bức tranh của họa sĩ nổi tiếng Vincent van Gogh. Mảng cỏ được vẽ bằng sắc thái màu xanh lục và hình ảnh ẩn có màu nâu đỏ. Hơn thế nữa, bức tranh ẩn là chân dung người phụ nữ.
Cô ấy trông giống như nông dân nhưng không rõ họa sĩ vẽ ai. Các chuyên gia tin rằng vì Van Gogh không có đủ tiền nên chỉ vẽ một bức tranh lên trên toan để lưu tạm ý tưởng.
6/ Bức tranh "Người phụ nữ và con chồn ecmin" của họa sĩ Leonardo da Vinci
Kỹ sư người Pháp Pascal Cotte đã phát hiện ra bức tranh nổi tiếng "Người phụ nữ và con chồn ecmin" của Leonardo da Vinci, hoàn toàn không có con vật nào. Các chuyên gia không biết tại sao họa sĩ vẽ thêm con chồn. Chỉ có một số giả thuyết giải thích.
Một giả thuyết cho rằng bức tranh cho thấy người yêu của Công tước Milan yêu quý chồn ecmin. Giả thuyết thứ hai cho rằng: cô gái đang mang thai và con vật che bụng là biểu tượng cho sự thuần khiết. Giả thuyết thứ ba cho rằng: cô gái kiểm soát công tước.
Một số người còn cho rằng nó không phải chồn ecmin, nó là con chồn trắng.
7/ Bức tranh "Bờ cát Scheveningen" của họa sĩ Hendrick van Anthonissen
Không ai biết rằng có bức tranh khác ẩn bên dưới lớp sơn đầu tiên. Đến khi phục chế tranh, các chuyên gia đã loại bỏ lớp sơn bóng cũ và thấy hình bóng của một người đàn ông đang nhìn vào thứ gì đó giống như cánh buồm.
Khi nghiên cứu sâu hơn mới hiểu vì sao mọi người tụ tập trên bờ biển. Một người cưỡi con cá voi khổng lồ hiện ra, cánh buồm là phần nhô lên của con vật. Con vật được vẽ trong bức tranh gốc vào thế kỷ 18 hoặc 19 để tránh sự phẫn nộ của công chúng vì cá voi chết.
8/ Bức tranh "Nàng Mona Lisa" của họa sĩ Leonardo da Vinci
Dù bạn có tin hay không, vẫn cần phải biết rằng có 2 bức chân dung khác nhau ẩn trong bức tranh "Nàng Mona Lisa".
Khám phá này gây tranh cãi gay gắt. Kết quả của nghiên cứu đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của người xem tranh. Những người đã quen với hình ảnh nàng Mona Lisa không muốn công nhận thêm bức chân dung thứ hai.
Nguồn bài và ảnh: Bright Side