Đôi khi chúng ta thường làm một điều gì đó và sau đó lại chợt nảy ra suy nghĩ rằng, tại sao mình lại làm như vậy? Liệu điều ta làm này có đúng không nhỉ?
Trên thực tế, luôn có nguyên nhân đằng sau những hành động chúng ta làm và hầu hết chúng đều ẩn trong một trạng thái tâm lý nào đó.
Cùng điểm lại một vài hiệu ứng tâm lý mà ta vẫn làm hàng ngày này và chúng có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới này.
1. Một người lạ mặt cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn
Hiệu ứng này có tên là Zajonc (hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần) - nói về xu hướng thích những thứ quen thuộc - đó là những người và vật mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên nhất.
Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần giúp giải thích về sự gần gũi (propinquity), quan điểm cho rằng một trong những yếu tố quyết định chính của thu hút nhân cách là sự ở gần về mặt vật lý.
Nói đơn giản, 1 người nam giới không có ý định nhường chỗ cho cụ già trên xe bus nhưng khi có 1 cô gái xinh đẹp xuất hiện, chàng trai đó sẽ tự nguyện đứng dậy nhường chỗ chỉ để tạo ấn tượng tốt đẹp với cô gái đó.
2. Nếu có mặt nhiều người ở đó, bạn sẽ hành xử khác
Hiệu ứng tên Hawthorne là 1 trong những hiệu ứng tâm lý học nổi tiếng, thường được sử dụng để tạo cảm hứng cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Thực tế là nhân viên làm việc hiệu quả hơn do họ cảm thấy có ai đó đang thực sự quan tâm đến điều kiện làm việc của họ. Nếu nhận thấy rằng mình bị quan sát, một điều rất tự nhiên là ta sẽ tăng hiệu suất và đổ vào công việc nhiều nỗ lực hơn.
Ở ví dụ gần gũi hơn, trong siêu thị, khi bạn được mời nếm thử một món ăn mới và đưa nhận xét. Trước sự chứng kiến của nhiều người, bạn sẽ đưa ra một câu trả lời tích cực thay vì đưa ra lời nhận xét thực sự. Và rồi bạn có thể bốc đồng mua sản phẩm đó, nhưng đến khi về nhà bạn mới thấy nó không ngon như bạn tưởng.
3. Mọi người nhớ nhiệm vụ chưa làm tốt hơn những công việc đã hoàn thành
Hiệu ứng Zeigarnik đã được áp dụng trong trường hợp này. Theo đó, một người có nhiều khả năng nhớ những điều hoặc hành động chưa được hoàn thành.
Ví dụ, người phục vụ nhớ về đơn đặt hàng của bạn cho đến khi họ mang đến cho bạn và sau đó, họ chuyển sự chú ý sang những khách hàng khác.
Và để không mắc sai lầm tốt hơn hết là bạn nên hoàn thành mọi việc cần làm để tránh bị kẹt trong ký ức và không phải nói "nếu như...".
4. Bạn có thể "quẳng" 1 món tiền lớn chỉ để thể hiện bản thân
Không ít người hiện nay có thói quen tiêu tiền khá phung phí, khi họ sẵn sàng móc hầu bao để sở hữu bộ cánh đắt đỏ, chiếc điện thoại xịn, mới nhất mà không quan tâm xem đó có phải là nhu cầu thực sự cấp thiết hay không.
Bên cạnh đó, những chiếc túi, đôi giày hàng hiệu hay chuyến nghỉ dưỡng xa hoa... được "chi tiêu tới bến" được cho là bình thường. Và những dẫn chứng ví dụ trên ám chỉ nói đến hiệu ứng Veblen này đây.
5. Mọi người có xu hướng chú ý đến người mắc lỗi
Bạn hay quên, đoảng vị, hậu đậu ư? Đừng buồn vì những đặc điểm đó, khiếm khuyết này... lại khiến cho nhiều người cảm thấy bạn chân thật, dễ thương.
Do đó, bạn đừng quá gồng mình trở thành 1 con người hoàn hảo mà cứ sống đúng với bản thân mình là được rồi.
6. Bạn nghĩ mọi người thường chú ý tới mình, hay nói cách khác là thích "soi" bạn
Hiệu ứng tâm lý này khiến bạn rơi vào trạng thái cảm giác có phần tự ti khi sợ mọi người nhìn thấy sai lầm của mình.
Ví thử như 1 cô gái quên chải mascara 1 bên mắt, hẳn nhiều người sẽ nhận ra và cười cợt cô ấy. Nhưng ai cũng có thể bị quên và mắc sai lầm mà... thế nên bạn hãy tự tin lên bởi đôi khi những người xung quanh cũng không biết bạn quên chuốt mascara 1 bên mắt đâu.
Nguồn: Psychology, Brightside