Thuật ngữ “New Money” và “Old Money" đang ngày trở nên phổ biến hơn, là cách để mọi người phân biệt những người giàu có. Cụ thể, Old Money đại diện cho sự giàu có theo từng thế hệ cha truyền con nối - tiền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng tiền mặt, đầu tư và tài sản. Trong khi đó, New Money đề cập đến tỷ phú tự thân, những người tự tay vun đắp khối tài sản của họ, hoặc may mắn có được nó giống như trúng xổ số.
Cách Old Money và New Money tiếp cận với việc quản lý tài sản có những điểm tương phản rõ rệt. Old Money là những người giữ được truyền thống giàu có từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, New Money lại được biết đến như những người giàu mới nổi, nhanh chóng “lụi tàn" và trắng tay về cuối đời vì thói quen chi tiêu xa hoa của mình.
Dưới đây là 5 tư duy chi tiêu khiến New Money dễ phá sản hơn là Old Money.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
1. Hiếm khi lập ngân sách
New Money thường tiêu tiền bất cẩn hơn. Những người giàu mới nổi thường không lập kế hoạch trước khi chi tiêu, vung tiền vào những kỳ nghỉ hay mua vé hạng nhất không thật sự cần thiết.
Bên cạnh đó, Old Money thường lên kế hoạch và cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Những người có tài sản theo dạng cha truyền con nối thường ít khi chi tiêu tự phát, họ thường đặt tính thực tế lên trên sự tiện lợi. Old Money thường sẽ dành thời gian tham dự các sự kiện xã hội sang trọng và tham gia các hoạt động thuộc giới quý tộc. Ít khi thấy Old Money trong các hoạt động du thuyền hay những nơi xa hoa mới nổi khác.
2. Những hoạt động giải trí xa hoa
Một điểm khác biệt nữa giữa New Money và Old Money là cách một người sử dụng thời gian nhàn rỗi của họ. Old Money có xu hướng lên kế hoạch giải trí một cách tỉ mỉ. Bạn có thể tìm thấy những người có nhiều tiền thường xuyên tham dự các bữa tối và tổ chức các sự kiện. Họ tìm cách để kết nối với nhau và phát triển các mối quan hệ giữa những người cùng điều kiện tài chính cũng như truyền thống gia đình.
Sở thích của Old Money là những thứ quá xa xỉ đối với người bình thường, nằm ngoài tầm với của tầng lớp trung lưu. Điều này giúp đảm bảo rằng những sở thích này chỉ dành cho những người giàu có nhất trong xã hội.
Những người giàu mới nổi thường thoải mái hơn trong thời gian rảnh rỗi và sở thích của họ. New Money thường tiêu tiền cho các khoản chi tiêu chẳng hạn như mua ô tô, đồ dùng đắt tiền không cần thiết.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
3. Tiết kiệm ít hơn
Mô hình chi tiêu và tiết kiệm của Old Money và New Money hoàn toàn khác nhau. New Money được biết đến với việc chi tiêu xa hoa và không thể ngừng vung tiền. Họ thường có tư duy những điều như "hãy tiêu nó khi bạn có thể''. Từ ''giàu sang" với New Money thường gắn liền những lần chi tiêu vì họ muốn khoe khoang tài sản của bản thân.
Bên cạnh đó, theo nhiều báo cáo, New Money cũng không có nền tảng tài chính sâu rộng như Old Money. Tiết kiệm hoặc đầu tư có thể xảy ra, nhưng nó ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Các gia đình với truyền thống giàu có từ trước tiết kiệm hơn nhiều. Tư duy này xuất phát từ ý thức cộng đồng hơn về việc tiền thuộc về ai. Đối với họ, đây là tiền của gia đình, trải qua nhiều thế hệ - do đó, họ thường không chi tiêu phung phí.
Giáo dục tài chính trong các gia đình có nhiều tiền bắt đầu từ khi họ còn trẻ. Một người thừa kế Old Money sẽ có kiến thức và nguồn lực để bảo vệ và phát triển tài sản của họ hơn so với New Money.
4. Đầu tư mạo hiểm
Old Money thường sẽ hướng đến đầu tư dài hạn, nói chung là an toàn và lâu dài. Họ thường có danh mục đầu tư rộng bao gồm hỗn hợp cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
Mặt khác, các khoản đầu tư của New Money thường mang tính đầu cơ và rủi ro cao hơn. Những người giàu mới nổi thường dễ dàng phát triển tài sản của mình một cách nhanh chóng và nhạy bén với thị trường. Tuy nhiên, họ thường thiếu tính kỷ luật và hay chạy theo xu hướng, không đa dạng hóa danh mục nên dễ gặp rủi ro.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
5. Không quan tâm đến duy trì và phát triển sự giàu có
Thật không may, việc New Money có những quyết định sai lầm khi phân bổ tài sản của họ ngày càng phổ biến hơn nhiều. Mỗi cá nhân đều dễ dàng bắt gặp những bài báo hay thông tin trên MXH về những người nổi tiếng bị phá sản sau khi sự nghiệp của họ vụt tắt. Hầu hết điều này là do sự thiếu hiểu biết về cách duy trì sự giàu có một cách bền vững của họ. New Money thường ra quyết định chi tiêu nhanh chóng thiếu suy nghĩ. Họ cũng thường chạy theo xu hướng nên dẫn đến những quyết định đầu tư tồi.
Theo Sofi, Myrawealth