5 thất bại đáng hổ thẹn nhất của Quân đội Mỹ

Bảo Lam |

Các máy bay trực thăng "Black Hawk" của Quân đội Mỹ rụng như sung. Đầu tiên là chiếc mang mật danh "Super-61" bị bắn hạ sau 5 phút tham chiến bởi súng phóng lựu của Liên Xô.

"Tôi tin rằng trong suốt lịch sử loài người, không có lực lượng vũ trang nào lại có khả năng phòng vệ, thông minh và mạnh mẽ với đội ngũ chỉ huy và nguồn lực như các lực lượng vũ trang Mỹ hiện nay".

Những lời lẽ này của ông John Kirby, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đưa ra để đáp trả trực tiếp tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc Quân đội Nga hiện nay lớn mạnh hơn bất cứ kẻ địch tiềm tàng nào, khiến người ra phải lớn tiếng cười nhạo. Nói chung, đừng ai coi những lời lẽ đó là nghiêm túc.

Để lý giải được câu hỏi này tận gốc rễ, xin gửi tới bạn đọc tổng quan về những thất bại "gây tiếng vang" nhất của Quân đội Mỹ.

1. Cú đá của ngựa điên

Thất bại thực sự đáng hổ thẹn đầu tiên của quân đội chính quy Mỹ xảy ra vào ngày 25/6/1876. Bởi ai? Những kẻ mà người Mỹ không coi là con người khi gọi họ "những kẻ man rợ khát máu". Đương nhiên, đó là những người dân gốc Mỹ - người Da đỏ.

Man rợ hay không, nhưng tuy nhiên trong trận đánh diễn ra gần Little-Big Horn đã khiến họ mất 50 người và bị thương 160 người, còn ở phía ngược lại, lính Mỹ bị tiêu diệt gần hết, hơn 250 người chết, trong số đó có 13 sĩ quan, trong đó có nhiều người từng tham gia cuộc nội chiến Bắc-Nam.

Trong một thời gian dài, nguyên nhân của "thảm họa" khủng khiếp này luôn được coi là do số lượng người Da đỏ hơn hẳn so với Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, sau khi tiến hành các cuộc nghiên cứu khảo cổ cho thấy rằng, vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều.

Tại nơi diễn ra giao tranh người ta đã tìm thấy nhiều vỏ đạn của loại súng cạc bin "Henry" và "Winchester". Nhưng quân đội Mỹ vào thời điểm bấy giờ không có loại súng này, thay vào đó là súng trường "Springfield" và "Sharps".

Hóa ra, chính những người Da đỏ đã sử dụng loại súng với tốc độ bắn không tưởng vào thời bấy giờ - 25 viên/phút.

Câu trả lời cho bí ẩn này vô cùng đơn giản và nó nằm ở ngay trong tâm lý của người Mỹ. Những kẻ buôn súng hám lợi Mỹ đã bán rẻ mạng sống con người (bao gồm cả mạng số của những đồng hương) bằng cách cung cấp cho "những kẻ man rợ khát máu" loại vũ khí bắn nhanh nhất và hiện đại nhất.

Hậu quả như chúng ta đã thấy. Chiến đấu với kẻ thù cân sức hoặc có ưu thế về vũ khí không phải là thế mạnh của Quân đội Mỹ?

2. Bãi biển Normandy, "Omaha" và "Yuta"

Về "cuộc đổ bộ dũng cảm" của các lực lượng đồng minh tại Normandy vào năm 1944 đánh dấu việc mở ra mặt trận Thứ hai trong Thế chiến Thứ 2 được viết thành nhiều tác phẩm và quay vô số những bộ phim, như "Giải cứu binh nhì Ryan",...

5 thất bại đáng hổ thẹn nhất của Quân đội Mỹ - Ảnh 1.

Cuộc đổ bộ Normandy.

Nhưng sự thật trong những tác phẩm đó, theo cách diễn đạt một cách ngoại giao, là không nhiều.

Những ai cố tình coi nó gần như là trận đánh chính của Thế chiến thứ 2 - hoặc là kẻ không biết mình nói gì, hoặc cố tình đi ngược với sự thật một cách vô lương tâm. Không hề có trận đánh nào cả!

Trên thực tế, tính đến thời điểm đổ bộ chỉ có khoảng chưa tới 50% khu phòng tuyến được xây dựng để tăng cường phòng thủ, được trang bị toàn những vũ khí cũ và hoen gỉ (đôi khi còn là những loại vũ khí từ thời kỳ Thế chiến thứ Nhất!), hoặc các loại súng, đạn chiếm được của địch, tuy nhiên vẫn thiếu hụt trầm trọng.

Binh lính cũng vậy, chủ yếu toàn thương bệnh binh hoặc những kẻ vi phạm kỷ luật quân đội. Quân Đức Quốc xã đồn trú tại Normandy - hoặc là những "chiến binh mạnh mẽ" nhưng có tật, lác mắt và viêm dạ dày, hoặc là những "ông già" 40-50 tuổi không thể làm nhiệm vụ bảo vệ canh gác đúng nghĩa.

Hơn một nửa "những người bảo vệ" vành đai Normandy toàn là loại "cặn bã xã hội" được gom lại từ khắp các nước châu Âu và bên ngoài nó. Thêm vào đó – Sư đoàn bộ binh số 162 của Đức hoàn toàn được thành lập từ những lính đánh thuê phương Đông (người Turkmenistan, Uzbekistan, Azerbaizan,…).

Dường như, đó là những thứ mà Quân đội Mỹ cần. Một kẻ địch yếu ớt, tinh thần rệu rã, gần như không có khả năng chiến đấu, được trang bị bất cứ thứ gì vớ được? Hãy cứ đến và lấy đi! Nhưng không phải ở đó…

Cuộc pháo kích phủ đầu diễn ra trong vòng nửa tiếng đồng hồ… nhưng không trúng đích! Không một quả đạn nào trong số 15 nghìn quả được 2 thiết giáp hạm, 3 chiếc tàu tuần dương và 6 tàu khu trục (đó là chưa kể toàn bộ các khẩu pháo được gắn trên những xuồng đổ bộ!), bắn trúng được mục tiêu! Không một lô cốt hay hầm ngầm nào bị tiêu diệt.

Lực lượng không quân ném bom cũng trút hàng trăm nghìn tấn xuống các vành đai phòng thủ của người Đức, nhưng than ôi, cách xa tới cả 5km mới tới được những mục tiêu…

Chiến dịch đổ bộ cũng diễn ra tương tự - trong số 32 chiếc xe tăng lội nước (DD Sherman) có 27 chiếc bị chìm ngay khi tiếp nước! Trong số 16 chiếc máy ủi thiết giáp để phá hủy các lô cốt chỉ có 3 chiếc vào được bờ.

Các sĩ quan chỉ huy của một số chiếc xuồng đổ bộ, vì hoảng sợ trước hỏa lực của pháo binh Đức, đã không dám liều lĩnh và bắt bộ binh đổ bộ ở độ sâu 2-3m khiến binh lính Mỹ ngay lập tức chìm nghỉm. Tiếp đến, những gì được gọi là "thắng lợi của tinh thần chiến đấu của Quân đội Mỹ" bắt đầu.

Trong số 3 chiếc máy ủi phá mìn chỉ có 2 chiếc có thể sử dụng được. Còn một chiếc bị các lính thủy dùng làm chổ ẩn nấp và họ dọa bắn bất cứ kẻ nào muốn "lấy đi" lá chắn này của họ. Họ thậm chí còn xua đuổi cả những lính công binh của mình ra khỏi các tấm chắn bằng bê tông mà đáng lẽ ra phải được phá hủy để cho xe tăng có thể băng qua.

Nhưng nấp ở đâu bây giờ! Không có gì ngạc nhiên khi có tới vài chục lính công binh Mỹ thiệt mạng…

Không những thế, lính dù Mỹ đã rất "dũng cảm", trong vòng vài tiếng đồng hồ trước khi chiến dịch đổ bộ bắt đầu, họ định đột nhập vào sâu trong các cứ điểm của quân đội Đức để đánh chiếm các lô cốt và căn cứ trọng yếu của hệ thống phòng thủ. Thế nhưng có tới ba chục lính dù đã bị bắn hạ khi nhảy dù nhầm vào lô cốt W-5.

Những người may mắn sống sót, sau khi đụng mặt với lính Đức, thì lập tức đầu hàng. Như vậy, đến 4 giờ sáng, tất cả những thành phần tinh nhuệ nhất của Quân đội Mỹ đã nằm gọn trong tay người Đức và họ đã khai rằng chỉ sau một giờ nữa cuộc pháo kích và đổ bộ sẽ bắt đầu…

Nước Đức phát xít, tất nhiên, đã bị đánh bại. Đó là lịch sử. Tuy nhiên cho rằng người Mỹ có công lớn là điều không thể hiểu được.

3. "Tôi đi trên mảnh đất bị cháy xém…"

Nhiều người thuộc thế hệ của tôi, và lớn hơn một chút vẫn còn nhớ bài hát mà được lấy một câu trích cho phần này (bài hát về Thủ đô Moscow, Nga). Về Chiến tranh Việt Nam - cuộc chiến tranh này, không một từ ngữ thổi phồng, đã trở thành không chỉ nỗi nhục nhã đối với Quân đội Mỹ mà cho toàn thế giới trong mọi lĩnh vực – quân sự, chính trị, kinh tế,…

Hãy tự đánh giá xem – khi một đất nước hùng cường nhất trên thế giới về kinh tế và quân sự lại đi xâm lược một quốc gia nhỏ bé, bị xé nát bởi cuộc nội chiến, 8 năm ném bom, rải thảm napal và chất diệt cỏ, thế rồi kết quả là tháo chạy, cắt đuôi và bỏ lại "các đồng minh"… Vậy là như thế nào?

Còn thiệt hại của quân đội Mỹ đã lên tới không dưới 60 nghìn người, hàng nghìn máy bay Mỹ bị bắn hạ, nhiều phi công bị bắt làm tù binh. Quân đội Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại tới tận răng đã bị quân du kích Việt Nam sử dụng súng trường từ Thế chiến thứ Hai đánh cho thua trận. Phải tháo chạy một cách nhục nhã ra khỏi quốc gia nhỏ bé này.

5 thất bại đáng hổ thẹn nhất của Quân đội Mỹ - Ảnh 2.

Xác chiếc B-52 Mỹ bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 bắn rơi trên cánh đồng thuộc xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội, lúc 20 giờ 13 phút, ngày 18-12-1972.

4. "Black Hawk" thất thủ như thế nào

Vào đầu những năm 90, theo thói quen thông thường "mang dân chủ" tới khắp thế giới của mình, người Mỹ đã đưa ra sáng kiến mang "những lực lượng đa sắc tộc của Liên hợp quốc" tới quốc gia này, và đương nhiên, dưới sự chỉ huy của Mỹ. Chiến dịch này có tên gọi "Hồi sinh hi vọng".

Tuy nhiên, "hi vọng theo kiểu Mỹ" không được tất cả người dân Somali ủng hộ. Một trong số các thủ lĩnh địa phương – Muhammad Farah Aidid cũng cho rằng sự hiện diện của các binh lính nước ngoài là sự can thiệp vào những vấn đề nội bộ của đất nước. Và thủ lĩnh này đã cầm súng đứng lên phản kháng.

Cuộc xung đột đã dẫn tới việc vào năm 1993, cả một nhóm lực lượng đặc nhiệm "Ranger" đã xuất hiện ở Somali để săn lùng Aidid. Nhóm này bao gồm một đại đội của tiểu đoàn số 3 thuộc sư đoàn Ranger số 75, đội đặc nhiệm "Delta" và các máy bay trực thăng thuộc sư đoàn không quân đặc nhiệm "Những thợ săn đêm" số 160.

Chiến dịch truy bắt thủ lĩnh Aidid đầu tiên đã được thực hiện, nhưng "chiến lợi phẩm" của đội đặc nhiệm lại là một đại diện chính thức Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, 3 nhân viên của UNOSOM II (Chiến dịch II của LHQ tại Somali) và một phụ nữ có tuổi người Ai Cập (đại diện của một tổ chức nhân đạo).

Tiếp đến, một cuộc truy quét đã diễn ra với sự tham gia của lực lượng "Delta" nhằm vào dinh thự của một tướng lĩnh Somali. Tuy nhiên, sau khi "tóm gọn" sĩ quan này, người ta mới té ngửa ra rằng ông ta là người bạn tốt của Liên hợp quốc, của Mỹ tại Somali và là ứng cử viên cho vị trí bộ trưởng Nội vụ của quốc gia này.

Chiến dịch truy bắt Aidid hay những thành viên thân cận của ông kéo dài lê thê, chán ngắt và không mang lại kết quả.

Và cuối cùng, cái ngày mong đợi "X" đã điểm! Theo những thông tin tình báo, vào ngày 3/10/1993, tại khu vực Mogadisho - Thủ đô của Somali sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Omar Salad, cố vấn của Aidid và Abdi Gasan Aval với biệt danh "Kebdid", bộ trưởng Nội vụ của "chính phủ ngầm" của Aidid.

Và người Mỹ không thể bỏ qua một cơ hội như thế! Để tiến hành chiến dịch vây bắt, một lực lượng "khủng" bao gồm 20 máy bay, 12 xe cơ giới và gần 160 binh lính đã sẵn sàng. Các xe "Hummer" bọc thép, xe tải chở đầy lính Ranger và tất nhiên là cả các trực thăng "Black Hawk - Diều hâu đen".

Thế nhưng, ban đầu chiến dịch suýt nữa bị đổ bể vì một lý do hết sức đơn giản. Điệp viên, người mà đáng lẽ phải dừng xe gần ngôi nhà nơi các mục tiêu sẽ tập trung để làm dấu cho chiến dịch vây bắt bắt đầu, vì hoảng sợ, nên đã đỗ xe ở một địa điểm hoàn toàn khác.

Nhóm đặc nhiệm suýt chút nữa đã tấn công vào nơi không người. Tuy nhiên, sau khi làm công tác "tư tưởng", điệp viên này đi lòng vòng một lần nữa và dừng xe ở nơi cần thiết.

Cuộc truy quét bắt đầu, đặc nhiệm Mỹ đã bắt được 2 kẻ thân tín của Aidid cùng 20 người khác đi cùng họ. Và để đưa những đối tượng này đi, cả một đoàn xe sơ tán đã điều tới. Một địa ngục đẫm máu đã bắt đầu.

5 thất bại đáng hổ thẹn nhất của Quân đội Mỹ - Ảnh 3.

Binh sĩ Mỹ ở Somali. Ảnh minh họa.

Toàn bộ khu vực bao trùm bởi lửa và thuốc súng. Chỉ một phần của đoàn xe đặc nhiệm may mắn về được căn cứ. Phần còn lại của đoàn xe để chuyên chở tù binh, sau khi đã bị súng phóng lựu "nướng chín" lúc cuộc truy quét bắt đầu, chỉ còn một chiếc "Hummer" và một xe tải.

Tiếp đến, các máy bay trực thăng "Black Hawk" rụng như sung. Đầu tiên là chiếc trực thăng mang mật danh "Super-61" bị bắn hạ bởi súng phóng lựu của Liên Xô sau 5 phút tham chiến.

Kế đến, một quả lựu đạn bay thẳng vào chiếc "Diều hâu đen" chở đội đặc nhiệm tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, các phi công của chiếc máy bay này đã vô cùng may mắn khi "bò" được về căn cứ.

Chiếc "Black Hawk" với mật danh "Super-64" không may mắn như thế. Sau khi dính đạn của súng phóng lựu vào phần đuôi, nó lao xuống đất ở khu vực cách "Super-61" khoảng 2km. Để bảo vệ phi hành đoàn, chiếc "Super-62" đã được cử tới cùng các lính bắn tỉa.

Cuối cùng, chỉ có một trong số các phi công của "Super-64" sống sót nhưng bị bắt làm tù binh. Chiếc "Super-62" bị dính lựu đạn, khi bay về được gần tới sân bay thì lao xuống đất.

Trong suốt thời gian đó, đoàn xe chở lính Ranger và tù binh đi lòng vòng trên các tuyến phố của Mogadisho trong làn đạn dày đặc. Ban đầu, cơ quan chỉ huy yêu cầu họ trợ giúp các máy bay trực thăng bị bắn hạ, nhưng khi xác định sẽ có quân yểm trợ, họ yêu cầu đoàn xe đưa tù binh về căn cứ.

Thêm một đoàn xe được cử tới để cứu trợ các lính Ranger bị bao vây đã bị chặn đứng ngay khi mới xuất phát vài trăm mét.

Hai chiếc "Hummer" bốc cháy như đuốc, còn các lính Ranger, thay vì cứu giúp các đồng đội của mình, lại bắn loạn xạ khắp nơi (theo tính toán, trong quá trình giao tranh họ đã tiêu tốn 60 nghìn viên đạn). Cuối cùng, các sĩ quan chỉ huy quyết định cho đoàn xe cứu viện trở về căn cứ.

Đến 9h tối thì mọi thứ đã hoàn toàn rõ ràng – "quân đội mạnh nhất thế giới" không thể hoàn thành nhiệm vụ bằng các lực lượng của mình. Người Mỹ đã phải xin hỗ trợ từ phía lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Cuối cùng "lực lượng tinh nhuệ của quân đội Mỹ" đã được lực lượng quân sự Pakistan và Malaysia cứu sống.

Đoàn xe gồm 4 chiếc xe tăng của Pakistan, 20 chiếc xe vận tải thiết giáp của Malaysia và thêm gần 30 chiếc xe cơ giới được yểm trợ từ trên không bằng một phi đội trực thăng đã xuyên thủng được phòng tuyến bao vây để tới được nơi xảy ra thảm kịch. Đến sáng hôm sau thì công tác sơ tán đã hoàn thành.

Tổn thất cuối cùng của quân đội Mỹ là 18 lính đặc nhiệm, 1 lính đặc nhiệm bị bắt làm tù binh và khoảng 80 người bị thương với các mức độ khác nhau. Phe Somali, theo các đánh giá khác nhau, thiệt hại khoảng từ 300 đến 800 người. Thực ra, sau này đại sứ Mỹ tại Somali đã thổi phồng con số này lên tới 2 nghìn người.

Nhưng kể cả nếu như con số này có chính xác đi chăng nữa thì đây vẫn là một chiến dịch vô cùng đáng hổ thẹn. Không nên quên rằng, hàng chục máy bay trực thăng Mỹ và đồng minh "vãi đạn" lên phe Somali – chỉ tính riêng các trực thăng yểm trợ đoàn xe sơ tán cuối cùng đã trút lên thủ đô của Somali 80 nghìn viên đạn và 100 tên lửa.

Lực lượng tinh nhuệ của quân đội Mỹ, những đặc nhiệm siêu đẳng gần như chạy tán loạn trước quân nổi dậy Somali chỉ được trang bị súng tiểu liên "Kalashnikov" cũ kỹ và súng phóng lựu. Theo một vài dữ liệu, gần một nửa số quân nổi dậy Somali tham gia giao tranh là phụ nữ và trẻ em.

Tại Somali người ta gọi ngày 3/10 là "Ngày lính Ranger" và cho đến nay, họ coi đó gần như là một ngày lễ mang tính quốc gia. Ở Mỹ những sự kiện này được gọi là trận "Trân Châu Cảng" thứ hai. Mỹ sau đó đã phải ký thỏa thuận hòa bình với tướng Aidid.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải từ chức, còn "quân đội mạnh nhất thế giới" đã rút khỏi lãnh thổ Somali sau những sự kiện trên.

5. Chiến dịch "Cottege"

Bắt đầu từ việc không hiểu bằng cách nào mà người Nhật lại có mặt trên quần đảo Attu vào năm 1942. Một vài nhà lịch sử học nói rằng, quân đội Nhật Hoàng định dùng đó làm bàn đạp để "đánh chiếm Alaska" hoặc xây dựng căn cứ không quân để ném bom Mỹ. Nói chung, sự lý giải này không thuyết phục. Và vấn đề không phải như vậy.

Vào năm 1943, người Mỹ, sau khi trút nhiều tấn bom trong vòng một năm lên quần đảo này, cuối cùng đã quyết định đánh chiếm nó. Vào tháng 5, họ đã tiến hành đổ bộ lên quần đảo Attu, và trong vòng 3 tuần biến nó thành chiến trường giao tranh đẫm máu.

Trận chiến đã diễn ra vô cùng ác liệt. Lính Nhật chiến đấu điên cuồng, khi cạn kiệt đạn dược, đã dùng lưỡi lê, kiếm và dao găm để tấn công lính Mỹ. Hơn 500 binh lính và sĩ quan Mỹ bỏ mạng, hơn 1 nghìn người bị thương. Nhưng những thiệt hại phi chiến đấu nhiều gấp đôi…

Để đánh chiếm hòn đảo nhỏ bé Kiska với doanh trại hơn 8 nghìn lính Nhật, hơn 29 nghìn lính đổ bộ người Mỹ và 5 lính đổ bộ người Canada.

Ngày 15/8 người Mỹ đã pháo kích lên đảo 8 lần, trút xuống nó 135 tấn bom và hàng núi truyền đơn kêu gọi đầu hàng. Sau đó, 270 lính đổ bộ Mỹ đã lao lên bờ của hòn đảo Kiska, theo sau họ là nhóm đổ bộ người Canada.

Trong vòng hai ngày, các lính đổ bộ dũng cảm đã thọc sâu vào bên trong hòn đảo khoảng 5-7km. Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là họ không vấp phải bất cứ sự kháng cự nào và câu hỏi thường trực trong đầu họ - "Lính Nhật đã biến đâu mất?!" Và chỉ đến ngày 17/8 họ mới tìm ra câu trả lời.

Hóa ra, người Nhật đã rời bỏ hòn đảo này trước đó 2 tuần. Mặc dù vậy, sau hơn 2 ngày bị bao vây bởi sương mù dày đặc và luôn trong tình trạng tâm lý chiến căng thẳng, Quân đội Mỹ và Canada đã nhầm nhau là kẻ địch.

Một cuộc đọ súng đã xảy ra khiến 34 người thiệt mạng, hơn 50 người khác bị thương và 130 người bị loét da chân.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Александр Неукропный (Alexander Neukropny) trên trang PlanetToday.ru/Warfiles.ru.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại