5 thách thức đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhiệm kỳ mới

Ngọc Thạch |

Ông Erdogan bắt đầu nhiệm kỳ 2 với nhiều thách thức trong chính sách đối ngoại, bao gồm xung đột Syria, quan hệ Nga-Mỹ và vấn đề người di cư.

Năm thách thức trong chính sách đối ngoại mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan Erdogan phải giải quyết trong nhiệm kỳ mới liên quan tới cuộc xung đột ở Syria, quan hệ Nga-Mỹ, vấn đề người di cư, quan hệ với với các nước Hồi giáo.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẫn còn những rạn nứt trong quan hệ do Mỹ ủng hộ lực lượng người Kurd và liên quan tới việc dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen. Theo các chuyên gia, chính quyền mới của Erdogan sẽ thực hiện các cuộc đàm phán với hy vọng cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Một trong những trở ngại chính là sự ủng hộ của Mỹ đối với các đơn vị bảo vệ nhân dân Syria (YPG) mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là “khủng bố”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng Mỹ sẵn sàng nhượng bộ bất chấp những căng thẳng hiện nay.

Một thách thức khác chính là lựa chọn giữa xu hướng thân Mỹ hay thân Nga khi mà nước này là đối tác của Nga trong liên minh hỗ trợ tiến trình hòa bình ở Syria và việc ký kết mua tên lửa không đối không S-400 của Nga mà Mỹ cho rằng không tương thích với các hệ thống phòng thủ của NATO.

Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Syria cũng là một thách thức đối trong chính sách đối ngoại của ông Erdogan, trong đó có vấn đề an ninh biên giới. Cùng với đó là vấn đề 3,5 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi bùng phát xung đột năm 2011.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) cũng rất căng thẳng kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ tháng 7/2016. Hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc Ankara áp dụng tình trạng khẩn cấp, vấn đề người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ vào EU và việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giai đoạn thỏa hiệp sẽ bắt đầu và quan hệ sẽ đạt được một nền tảng tốt hơn trước đây.

Trong vài năm qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chính sách đối ngoại ủng hộ Palestine và những người Hồi giáo thiểu số trên khắp thế giới. Ông đã tổ chức nhiều cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Hồi giáo, bao gồm hội nghị thượng đỉnh các nước Hồi giáo hồi đầu năm nay để thống nhất phản ứng với quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Nhưng theo các nhà phân tích ông Erdogan sẽ phạm sai lầm trong chính sách này trừ khi ông sử dụng những người hiểu chính sách đối ngoại và sẵn sàng nói thật./.

“Siêu Tổng thống” Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và mối quan hệ với Mỹ, EU và Nga VOV.VN - Chiến thắng của ông Erdogan trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 24/6 được dự báo sẽ đánh dấu những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại