Top 5 vũ khí Mỹ dưới đây là những ứng viên sáng giá cho các cuộc chiến công nghệ cao trong tương lai bởi hiệu quả, ít gây thiệt hại dân sự, nhất là khi đối phương trà trộn trong cộng đồng dân cư - trang tin quốc phòng Defence.pk của Pakistan cập nhật.
Theo Defence.pk , một trong những tiêu chí quan trọng nhất của các loại vũ khí trong chiến tranh hiện đại là hiệu quả tác chiến cao, nhưng ít gây thiệt hại dân sự. Gọi theo thuật ngữ chuyên môn là Collateral damage (thiệt hại ngoài dự kiến).
Giống như thuật ngữ Surgical strike (tấn công phẫu thuật), tức đánh đâu trúng đấy, nhưng lại hạn chế thấp nhất thiệt hại ngoài dự kiến như sinh mạng thường dân, nhà cửa, xe cộ, các cơ sở hạ tầng ... Nói ngắn gọn, cách đánh này y chang công việc của bác sĩ phẫu thuật, cắt bỏ những bộ phận cần cắt, không ảnh hưởng đến các bộ phận kề cạnh.
1. Bom sát thương định hướng FLM GBU-39B
Một trong số những loại bom thuộc nhóm FLM GBU-39B (Focused Lethality Munition) là nhóm bom có đường kính nhỏ (SDB) do Boeing sản xuất, nặng 250 pounds (1.125 kg) từng được Mỹ sử dụng tại chiến trường Li Băng.
Thay vì văng mảnh vỡ chết người bằng kim loại trong bán kính vài trăm mét, FLM lại có vỏ bọc bằng sợi carbon, phân hủy thành bụi vô hại ngay sau khi phát nổ.
Ngoài ra, thuốc nổ được pha trộn với những hạt volfram nhỏ nên giảm tốc nhanh do ma sát không khí. Nó tạo ra một vùng phá hủy tập trung rộng vài mét chiều ngang, tổn hại phụ trong bán kính không đáng kể. SDB được sử dụng lần đầu tại Irắc năm 2006, có thể phá tung những chi tiết quan trọng của một tòa nhà, chứ không phải toàn bộ cấu trúc.
Ví dụ, nó chỉ nhắm vào căn phòng chỉ huy hay phòng điện đài hoặc chảo anten vệ tinh, một máy bay phản lực hay dân sự đang đỗ mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu nhà ở dân sự xung quanh.
2. Vũ khí tấn công thụ động CBU-107 PAW
CBU-107 PAW (CBU-107 Passive Attack Weapon) nặng 1.000 pounds (450 kg) là hệ thống vũ khí có mức phá hủy phụ nhỏ nhất bởi kích hoạt trong bán kính nhỏ hẹp. Sở dĩ được gọi bằng cái tên như vậy là do nó không mang thuốc nổ mà phá hủy nhờ phun ra hơi nóng, gây cháy.
Sau khi được thả từ máy bay xuống, PAW tạo ra một đám mây gồm 3.700 thanh xuyên thép và volfram nặng từ 30 đến 450 gam. Cơn mưa mũi tên thép tốc độ trên 965 km/h xối xả phóng xuống mục tiêu trên bán kính ước chừng 60 m.
Tại chiến trường Irắc, không quân Mỹ đã sử dụng loại vũ khí này để phá hủy các anten trên nóc các khu nhà cao tầng mà không làm hỏng các tòa nhà, còn ở Libya, nó lại được dùng để phá hủy các chảo radar và khí tài liên lạc quân sự và được xem là vũ khí sát thương sinh lực hiệu quả nhất của quân đội Mỹ hiện nay.
3. Pháo M102
M-102 là loại khí tài dùng trang bị cho máy bay AC-130U Spectre, được dẫn hướng bằng radar, sử dụng đạn 33 pound. M-102 là hỏa lực trực tiếp, có độ chính xác cao và có phạm vi phát nổ nhỏ hơn so với các loại khí tài khác dùng cho máy bay chiến đấu. Rất thích hợp để đối phó với các lực lượng trên chiến trường Libya lẩn khuất quanh các tòa nhà dân sự.
Nguyên thủy, M-102 được thiết kế dùng ngăn chặng các đoàn xe tiếp viện trong chiến trường Việt Nam những năm 60, 70 ở thế kỷ trước, nhưng ngày nay đã được cải tiến, nâng cấp và có nhiều tính năng hiện đại hơn, trong đó có cả hệ điều khiển hỏa lực dạng số và cảm biến tiên tiến giúp máy bay bám sát các mục tiêu dưới mặt đất và do có độ chính xác cao nên tổn thất phụ không đáng kể.
4. BLU-126B LCDB
BLU-126B LCDB hay còn gọi là bom có mức tổn thất phụ thấp do Hải quân Mỹ phát triển, nặng 500 pound (225 kg) thuộc nhóm khí tài MK-82 tiêu chuẩn, nhưng nó lại nạp ít thuốc nổ hơn. Thay vì 90kg thuốc nổ như quy ước, bom LCDB chỉ chứa 27 pound (khoảng 12kg), phần còn lại là vật liệu độn và sử dụng hệ dẫn hướng chính xác bằng laser hoặc GPS (định vị toàn cầu).
Theo Hải quân Mỹ, LCDB có thể dùng để tấn công các loại máy bay đang đỗ, radar, các nhóm quân cũng như các phương tiện vận chuyển quân sự. LCDB lần đầu tiên được sử dụng tại chiến trường Irắc năm 2007, tấn công phiến quân khi đang vận chuyển vũ khí bằng xe ô tô mui kín và xe tải.
Trong vụ oanh kích này máy bay của Mỹ đã đánh trúng chiếc ôtô mui kín bằng một quả LCDB còn chiếc xe tải thì bằng một quả tên lửa Maverick, cả 2 mục tiêu đều bị tiêu diệt gọn mà không gây tổn thất lớn đến khu vực xung quanh.
Bom BLU-126/B LCDB
5. Drone siêu nhỏ
Drone (chiến đấu cơ không người lái siêu nhỏ), có tên là Switchblade do hãng AeroVironment của Mỹ chế tạo, nặng chỉ có 5 pound (2,25 kg). Theo AeroVironment thì dù được phóng từ mặt đất hay trên không, Switchblade có thể phát huy tính năng ở mức cao nhất.
Đây là phương tiện bay không người lái (UAV) dẫn động bằng cánh quạt với một đầu đạn và một camera truyền hình lắp ở phía mũi, cho phép máy bay nhắm trúng đích, như người ngồi trên ô tô hay trong phòng kín.
Tính năng này của Switchblade giúp nó linh hoạt hơn, và nếu trung tâm hủy bỏ mục tiêu thì bản thân Switchblade vẫn có thể tiếp tục tìm kiếm tiếp mục tiêu mới.
Theo ông Pike, phụ trách phân ban kỹ thuật của AeroVironment thì mục tiêu không kích của Switchblade được lựa chọn ngay trong quá trình di chuyển chứ không phải chọn trước nên rất cơ động.
Riêng đạn dùng cho Switchblade là loại đạn thông minh, có khả năng truy tìm mục tiêu và kiểm tra cự ly trước phát hỏa nên về mặt lý thuyết tổn thất phụ hay tổn thấy ngoài dự kiến thấp nhất.
Máy bay Switchblade