5 câu chuyện giúp bạn có động lực: Bớt than vãn, ngừng trách móc, hãy xắn tay làm việc!

Nguyễn Phượng |

Chỉ đến khi chứng kiến các hoàn cảnh của các nhân sự ở những nơi từng làm việc, tôi mới hiểu ra ngụ ý câu nói trên.

Bài viết là lời chia sẻ của một người phụ nữ giấu tên tại Trung Quốc. Sau nhiều năm đi làm, cô đã rút ra những bài học thú vị, muốn gửi tới mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Bài viết được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.

"Khi bạn cảm thấy công việc khó khăn đó là lúc sự nghiệp của bạn đang đi đúng hướng, có cơ hội thăng tiến", mới đầu nghe câu nói này, tôi cũng không hiểu. Chỉ đến khi làm việc sau nhiều năm, tôi mới hiểu được ý nghĩa thực sự.

Chỉ đến khi chứng kiến các hoàn cảnh của các nhân sự ở những nơi từng làm việc, tôi mới hiểu ra ngụ ý câu nói trên.

Câu chuyện 1: Những bà mẹ đơn thân

Meyer, 31 tuổi mới chuyển đến một căn hộ cùng 3 đứa con sau khi ly hôn. Điều khiến cô sợ hãi hơn cả cuộc hôn nhân không hạnh phúc là sự nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Ban đầu, công việc chính của cô là chuyên gia dinh dưỡng và công việc phụ là người mẫu ảnh. Nhưng hiện tại, vóc dáng của cô không còn phù hợp với công việc. Cô cũng phải cập nhật lại một số giấy tờ, kiến thức mới có thể tiếp tục tư vấn dinh dưỡng.

Nhận thấy hạn chế của mình, Meyer quyết tâm thay đổi. Đầu tiên, cô đặt mục tiêu giảm cân bằng việc chạy bộ lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và kiểm soát chặt chẽ các bữa ăn. Bên cạnh đó, để có thêm các chứng chỉ, cô vừa trông con vừa miệt mài nghiên cứu, ôn luyện. Nhiều lần do kiệt sức, cô đã trốn vào nhà vệ sinh và khóc nức nở.

5 câu chuyện giúp bạn có động lực: Bớt than vãn, ngừng trách móc, hãy xắn tay làm việc!- Ảnh 1.

Sự nghiệp cũng giống như vận mệnh, sẽ có những thăng trầm bất ngờ. (Ảnh minh hoạ)

Nhưng Meyer hiểu, khóc lóc cũng vô dụng, cô chỉ có thể nhắc nhở chính mình: "Nếu không cố gắng, bạn sẽ không thể bước tiếp". Nhờ đó mà chỉ sau nửa năm sau, Meyer giảm cân và lấy được chứng chỉ chuyên ngành.

Sau đó, cô biến ngôi nhà thuê của mình thành phòng tư vấn dinh dưỡng. Trong 2 ngày cuối tuần, cô sẽ tạm gác mọi việc để đưa 3 con đi xem phim, đi du lịch,... Bao năm qua, cô không dám nghỉ ngơi một giây phút nào, luôn buộc mình chạy về phía trước.

Cuối cùng, Meyer đã thành công và được đăng trên tờ New York Times với tư cách là một người phụ nữ truyền cảm hứng. Trong cuốn tự truyện "My Life" của mình, Meyer viết: "Cho dù tương lai có ảm đạm đến đâu, chỉ cần bạn cố gắng, bạn sẽ thành ngọn đuốc thắp sáng cuộc đời mình".

Sự nghiệp cũng giống như vận mệnh, sẽ có những thăng trầm bất ngờ. Nhưng đừng sợ, chỉ cần bạn nỗ lực, bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn. Điều quan trọng là bạn cần học thêm các kỹ năng để tăng giá trị.

Câu chuyện 2: Người mới đến nơi làm việc

Lina, người có bằng Thạc sĩ Luật, trở thành nhân viên thực tập tại một công ty luật sau 3 vòng phỏng vấn cam go.

Khi mới làm việc, cô gặp nhiều khó khăn đến từ khách hàng, sự gay gắt của sếp, sự cạnh tranh, soi xét của đồng nghiệp. Nếu hoàn thành thời gian thực tập 1 năm, cô mới được nhận vào công ty chính thức. Vì đây là công việc mong muốn nên Lina nỗ lực hết sức.

5 câu chuyện giúp bạn có động lực: Bớt than vãn, ngừng trách móc, hãy xắn tay làm việc!- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Từ ngày vào công ty, cô chủ động lo biên bản họp, sắp xếp hồ sơ, photocopy tài liệu. Hay mỗi khi có dự án lớn, cô đều xin đồng nghiệp tham gia cùng để có thêm kiến thức, kinh nghiệm. Cô thường thức đến 2 giờ sáng mới giải quyết hết việc tồn đọng. Và sáng hôm sau, 7 giờ cô đã có mặt ở văn phòng.

Lina là một người nghiện công việc điển hình. Theo lời đồng nghiệp, cô làm việc chăm chỉ đến điên cuồng, đôi khi bỏ bê bản thân. Có người hỏi cô: "Điều này có cần thiết không?". Lina nói: "Hãy nỗ lực từ những việc nhỏ thì con đường phía trước sẽ dễ dàng hơn".

Một năm sau, Lina trở thành nhân viên chính thức, lấy được đủ chứng chỉ hành nghề, trở thành luật sư.

Khi mới bước chân vào nơi làm việc, bài học đầu tiên xã hội dạy cho người trẻ là những khó khăn, thất bại, thất vọng. Nếu không chịu được khó khăn, không chịu được sự mài giũa thì mãi mãi bạn không phát triển. Nơi làm việc giống như chiến trường, nếu trang bị áo giáp cho mình, bạn sẽ chỉ là tấm bia đỡ đạn.

Câu chuyện 3: Người sống tách biệt

Elizabeth là nhân viên cấp dưới của Viện Hóa học. Trong công việc hàng ngày, cô luôn tập trung nghiên cứu và hiếm khi trò chuyện với đồng nghiệp như những người khác.

Có người nói cô khó gần, người lại nói cô thực dụng. Thậm chí có người nói cô ngoại tình với lãnh đạo nhưng cô đều bỏ ngoài tai.

Một lần, đồng nghiệp từ bộ phận nhân sự cố tình làm sai lệch hồ sơ của Elizabeth. Elizabeth bị lãnh đạo chỉ trích nặng nề. Cô không thanh minh, chỉ cố gắng truy xuất camera để chứng minh sự trong sạch. Vài lần khác, cô cũng bị đồng nghiệp cạnh tranh không lành mạnh.

Nhưng cuối cùng, cô vẫn nỗ lực bảo vệ quyền lợi của mình và có bài nghiên cứu khoa học xuất sắc. Elizabeth là kiểu người có phần lạnh lùng ở nơi làm việc. Trên thực tế, cô rất bình tĩnh và quyết đoán, đây chính là cách giúp cô hoàn thành tốt công việc.

Kiểu người như Elizabeth hiếm khi can dự vào chuyện người khác, ít bị cảm xúc chi phối và chỉ làm những điều liên quan đến công việc của mình. Họ tập trung vào công việc, theo đuổi hiệu quả.

5 câu chuyện giúp bạn có động lực: Bớt than vãn, ngừng trách móc, hãy xắn tay làm việc!- Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Câu chuyện thứ 4: Nhân viên bình thường nỗ lực đi lên

Năm 2000, Tong Wenhong, 26 tuổi, tìm được công việc mới, đó là nhân viên lễ tân của Alibaba. Cô ấy làm cả công việc của lễ tân và hành chính nhân sự, lương hàng tháng chỉ 500 NDT (khoảng 1,7 triệu đồng). Nhưng Tong Wenhong không phàn nàn mà thay vào đó cố gắng hết sức để làm tốt nhất công việc.

Để giải đáp thắc mắc của khách, cô tìm hiểu lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Cô ghi lại tất cả quy trình làm việc với các bộ phận vào một cuốn sổ tay, đọc đi đọc lại khi có thời gian rảnh. Nhờ vậy mà cô tiến bộ nhanh chóng, được lãnh đạo và đồng nghiệp ghi nhận.

Vài năm sau, cô trở thành Giám đốc hành chính. Với mỗi vấn đề mới, cô không ngừng học hỏi từ mọi người xung quanh và yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo nhất có thể. Với sự nghiêm túc này, Dong Wenhong đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Cô là tấm gương nghị lực khi xuất phát điểm chỉ là nhân viên bình thường với mức lương thấp nhất công ty, nhưng giờ cô đã trở thành lãnh đạo cấp cao.

Hóa ra, làm một việc ở mức độ không ai có thể sánh bằng còn tốt hơn nhiều so với làm 10.000 việc một cách tầm thường. Chúng ta nên coi mình là những viên kim cương chứ không phải những chiếc ốc vít có thể tháo rời và di chuyển bất cứ lúc nào.

Làm việc cũng giống như chiếm lĩnh lãnh thổ. Chỉ bằng cách làm những việc tốt hơn người khác, bạn mới có được vị trí của riêng mình.

Câu chuyện 5: Nhân viên khắt khe với bản thân

Xue là nhân viên cấp cao, có hơn 20 năm trong nghề. Cô thấy nhiều đồng nghiệp xung quanh cô hay phàn nàn. "Bên A quá khó phục vụ", "Kế hoạch đã thay đổi hàng chục lần, có thể bị tra tấn đến kiệt sức mất", "Nhiệm vụ này khó thực hiện",... đó là những lời phàn nàn cô hay nghe. Những đồng nghiệp của cô không thích chịu áp lực, vất vả.

Nhưng thế giới này rất công bằng. Bạn phải làm việc hết mình mới mong gặt hái được thành quả. Xue nói: “Càng khắt khe với bản thân thì con đường sự nghiệp càng suôn sẻ. Ngược lại, nếu bạn càng chiều chuộng bản thân thì xã hội sẽ trù dập bạn".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại